Nội dung chính
  • 1. Tóm tắt nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày
  •  2. Nguyên nhân viêm loét dạ dày tái phát
  • 3. Làm thế nào để kiểm soát nguy cơ tái phát bệnh?
Nội dung chính
  • 1. Tóm tắt nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày
  •  2. Nguyên nhân viêm loét dạ dày tái phát
  • 3. Làm thế nào để kiểm soát nguy cơ tái phát bệnh?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Vì sao viêm loét dạ dày dễ tái phát?

Nếu điều trị viêm loét dạ dày là một nghệ thuật thì bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa chính là một nghệ nhân. Quá trình điều trị có thể là một cuộc giằng co không hồi kết vì bệnh rất dễ tái phát và tái phát nhiều lần nếu người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Nội dung chính
  • 1. Tóm tắt nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày
  •  2. Nguyên nhân viêm loét dạ dày tái phát
  • 3. Làm thế nào để kiểm soát nguy cơ tái phát bệnh?

1. Tóm tắt nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày xảy ra là do sự hiệp đồng của 3 yếu tố: Vi khuẩn HP, dịch vị acid dạ dày tăng cao và sự giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Các tế bào dạ dày bị tổn thương, hoại tử và hình thành các ổ viêm, loét có thể kèm theo chảy máu. Nếu không được điều trị, các ổ viêm này sẽ lan rộng và sâu, rất khó điều trị hoặc không thể điều trị dứt điểm.

Không thể điều trị bệnh dứt điểm do đó mà khi các yếu tố nguy cơ xuất hiện, dạ dày dễ dàng bị viêm loét nghiêm trọng hơn trước đó.

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

Stress trong học tập, công việc và cuộc sống.

Stress trong học tập, công việc và cuộc sống.

- Không chịu bỏ thói quen hút thuốc lá.

- Rượu bia làm tăng tình trạng tiết dịch vị acid dạ dày.

- Lối sống không khoa học.

 2. Nguyên nhân viêm loét dạ dày tái phát

a. Tái nhiễm vi khuẩn HP

Có đến 20% trường hợp viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra nhưng viêm loét dạ dày tái phát do vi khuẩn HP lại chiếm đến 80%. Những cách ăn uống thiếu khoa học dưới đây làm tăng khả năng xâm nhập của vi khuẩn HP vào dạ dày:

- Ăn uống chung, sử dụng dụng cụ vệ sinh cá nhân chung với người dương tính với HP. Vì HP lây truyền qua đường tiêu hóa, chúng có thể tồn tại trong khoang miệng, do đó thói quen ăn chấm chung, ăn chung muỗng đũa hay bát đĩa đều có thể làm lây lan vi khuẩn.

- Vệ sinh kém: Ăn rau sống, gỏi cá không được nấu chín, sở thích ăn cá sống có thể tái nhiễm vi khuẩn HP vì chúng chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ > 1000 C.  

Không rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn HP xâm nhập gây hiện tượng bệnh viêm loét dạ dày tái đi tái lại nhiều lần vì HP có cả trong phân.

Vi khuẩn HP gây hiện tượng viêm loét dạ dày.

Vi khuẩn HP gây hiện tượng viêm loét dạ dày.

b. Người bệnh coi nhẹ lời khuyên của bác sĩ

Việc người bệnh không nghe theo lời khuyên của bác sĩ cũng là một nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tái phát hay gặp.

- Tự ý bỏ thuốc khi thấy các triệu chứng đã thuyên giảm: Điều này không chỉ không diệt được cái gốc của bệnh mà có thể gây nên tình trạng kháng thuốc về sau.

- Tự ý giảm liều thuốc điều trị: Chúng ta thường nghĩ rằng “thuốc đâu có béo bổ gì mà uống cho nhiều” và thế là tự cắt giảm đơn thuốc theo ý muốn khi thấy các triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm.

- Không uống thuốc đúng giờ giấc, nhầm lẫn giữa việc uống thuốc trước và sau ăn: Thuốc dùng trước và sau ăn có cơ chế hấp thụ khác nhau do đó người bệnh nên tách riêng ra và đặt báo thức cho giờ uống thuốc để tránh quên.

- Không tái khám theo lịch đã hẹn với bác sĩ trước đó.

-Tự ý mua thuốc ở ngoài mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

c. Lối sống sau điều trị tham gia vào sự tái phát bệnh viêm loét dạ dày.

Các yếu tố nguy cơ “đóng góp” vào sự tái phát bệnh viêm loét dạ dày là:

- Thói quen sống thiếu khoa học như ăn nhiều chất chua, cay

- Ăn uống không đúng giờ

- Uống nhiều rượu bia

- Làm việc căng thẳng, hay bị stress. 

3. Làm thế nào để kiểm soát nguy cơ tái phát bệnh?

Biện pháp dự phòng viêm loét dạ dày tái phát được xây dựng dựa trên những nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh tiêu hóa này. Việc loại bỏ được nguyên nhân chính là phương pháp dự phòng bệnh tốt nhất.

- Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về giờ giấc và liều lượng.

- Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học

Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya

Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya

- Tránh căng thẳng thần kinh, lo lắng kéo dài để giảm gánh lo cho dạ dày.

- Tập thể dục đều đặn  

- Ăn chín uống sôi.

Điều trị viêm loét dạ dày có thể là một quá trình dài nên người bệnh cần có sự hợp tác với bác sĩ, có một chế độ sinh hoạt khoa học để chữa bệnh triệt để và giảm nguy cơ tái phát.

Viêm loét dạ dày đã và đang đặt ra thách thức lớn cho các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc, bác sĩ còn trị bệnh bằng cách giáo dục thay đổi hành vi cũng như thói quen xấu của người bệnh. Nhưng đã là thói quen thì không thể thay đổi trong một sớm một chiều.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày, bạn nên thăm khám sớm tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Hy vọng bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 05/03/2022 - Cập nhật 23/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top 9 địa chỉ điều trị viêm loét dạ dày tốt nhất Hà Nội

Top 9 địa chỉ điều trị viêm loét dạ dày tốt nhất Hà Nội

Điều trị viêm loét dạ dày ở đâu uy tín đang là thắc mắc của đa số bệnh nhân và gia đình. Bài viết dưới đây,  IVIE - Bác sĩ ơi sẽ gửi đến bạn danh sách 9 bệnh...

21/07/2023

469 Lượt xem

14 Phút đọc

Chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người bị viêm loét dạ dày

Chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người bị viêm loét dạ dày

Dạ dày bị viêm loét làm ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Việc lựa chọn loại thức ăn phù hợp đã khó, xong thức ăn tốt cho người bị ...

07/03/2022

840 Lượt xem

5 Phút đọc

Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày đạt hiệu quả cao

Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày đạt hiệu quả cao

Viêm loét dạ dày là tổn thương gây viêm và loét ở lớp niêm mạc dạ dày. Ổ loét làm lớp mô bên dưới bị lộ ra và nếu không được điều trị thì có nguy cơ cao bị...

05/03/2022

719 Lượt xem

4 Phút đọc

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày, bạn đã biết?

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày, bạn đã biết?

Viêm loét dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó không thể không nhắc đến sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn Helicobacter pylori. Khoảng 20% người bị...

05/03/2022

642 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG