Nội dung chính
  • 1. Kiến ba khoang là gì?
  • 2. Kiến ba khoang có đốt chúng ta không?
  • 3. Các biểu hiện của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là gì?
  • 4. Điều trị bệnh như thế nào?
  • 5. Phòng bệnh như thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Kiến ba khoang là gì?
  • 2. Kiến ba khoang có đốt chúng ta không?
  • 3. Các biểu hiện của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là gì?
  • 4. Điều trị bệnh như thế nào?
  • 5. Phòng bệnh như thế nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang: Biểu hiện, điều trị và phòng bệnh

Nhiều người lầm tưởng rằng chúng ta bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đốt nhưng thực chất chúng không đốt hoặc cắn chúng ta. Tìm hiểu cùng IVIE - Bác sĩ ơi về kiến ba khoang, biểu hiện viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang và cách phòng bệnh ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Kiến ba khoang là gì?
  • 2. Kiến ba khoang có đốt chúng ta không?
  • 3. Các biểu hiện của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là gì?
  • 4. Điều trị bệnh như thế nào?
  • 5. Phòng bệnh như thế nào?

1. Kiến ba khoang là gì?

Kiến ba khoang còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: Kiến gạo, kiến nhốt, kiến lác,… Đây là loài con trùng có thân mình mảnh, dai thon như hạt thóc, kích thước dài khoảng 1cm, chúng có 2 màu đặc trưng dễ nhận biết đó là màu đỏ và đen. Kiến ba khoang có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, chúng có cánh tuy rất mỏng nên có thể nhầm tưởng là chúng  không thể bay và đồng thời có thể chạy rất nhanh.

Khu vực sống của chúng là ở ở các ruộng lúa, vườn cây, ven bờ suối hoặc dưới tán cây ở các bìa rừng, bãi rác, hoặc các khu vực ẩm thấp ... Chúng thường xuất hiện và phát triển vào đầu mùa mưa đặc biệt ở các nước nhiệt đới như nước ta, khi có độ ẩm cao, nhất là sau các cơn mưa lớn chúng sẽ bay vào nhà và gây tình trạng viêm da khi chúng ta tiếp xúc phải.

Kiến ba khoang

Kiến ba khoang

Giống như nhiều loại côn trùng khác chúng rất thích ánh sáng đèn ban đêm nên thường bay vào đèn, vào nhà khi sáng đèn, nhất là các tòa nhà cao tầng, khu nhà cạnh cánh đồng. 

Chúng thường phát triển và gây bệnh vào khoảng tháng 8 đến tháng 10 hằng năm

2. Kiến ba khoang có đốt chúng ta không?

Nhiều người lầm tưởng rằng chúng ta bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đốt nhưng thực chất chúng không đốt hoặc cắn chúng ta. Nhưng do trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố pederin (C24H43O9N, còn được gọi là cantharidin, thuộc loại alkaloid) chứa trong một đôi tuyến ở phần cuối bụng với tác dụng bảo vệ trứng khi đẻ khỏi bị các loài sinh vật khác tấn công để ăn trứng. Đây chính là thủ phạm gây nên tình trạng viêm da tiếp xúc mỗi khi chúng ta tiếp xúc với loài côn trùng này.

Thông thường sau những cơn mưa to chúng không còn nơi cư trú, chúng bay vào trong nhà theo ánh đèn bám vào các vật dụng như: khăn mặt, quần áo, giường chiếu chăn màn...Khi côn trùng bị chết Pederin sẽ dính vào các vật dụng trên và chúng ta sử dụng da sẽ bị tình trạng viêm da tiếp xúc. Ngoài ra khi côn trùng bám vào chăn màn, độc tố có thể tiếp xúc trực tiếp với da khi chúng ta ngủ có tính xuyên thấm qua da. Thông thường vùng bị bệnh sẽ lan rộng hơn vùng tiếp xúc trực tiếp do độc tố pederin dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan rộng hơn.

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đốt

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đốt

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám da liễu tại các phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Các biểu hiện của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là gì?

  • Sau khi tiếp xúc tổn thương da đỏ nổi lên thành vệt, sưng nề 
  • Trên tổn thương nổi những mụn nước hoặc mụn mủ to nhỏ không đều, 
  • Một số trường hợp có thể hình thành mụn mủ, bọng mủ kèm theo loét, hoại tử da
  • Tổn thương có xu hướng tổn thương đối xứng ở khoeo tay, bẹn 
  • Người bệnh có thể đau rát nhiều thậm chí nếu tổn thương lan rộng có thể có sốt
  • Khi tổn thương lành thường để lại vết thâm, hiếm khi để lại sẹo trừ trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn 

Ngoài ra còn có các bệnh lý da liễu khác ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

4. Điều trị bệnh như thế nào?

Bạn cần đến khám bác sĩ Da liễu để được tư vấn kê đơn thuốc, tránh tự ý mua thuốc mà không được tư vấn của bác sĩ.

  • Ngay sau phát hiện tiếp xúc với côn trùng cần rửa tổn thương với nhiều nước sạch
  • Tổn thương vùng mắt cần rửa bằng nước muối sinh lí 0.9%
  • Trong trường hợp bệnh nhẹ sẽ có thể tự khỏi và tùy mức độ có thể sử dụng một số thuốc bôi tại chỗ như Corticoid, hồ nước và kháng sinh phòng bội nhiễm
  • Thuốc toàn thân: trong trường hợp tổn thương lan rộng, gây phù nề nhiều, gây đau nhức bác sĩ sẽ kê thuốc uống như: kháng histamine, kháng sinh, corticoid…

Điều trị bệnh viêm da tiếp xúc

Điều trị bệnh viêm da tiếp xúc

5. Phòng bệnh như thế nào?

Có thể phòng bệnh viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang bằng cách:

  • Trước khi ngủ cần quét nhà, mắc màn và để ý các góc nhà để phát hiện và loại bỏ côn trùng
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, phát quang cây cối, bụi rậm
  • Cần đóng kín cửa khi trời mưa tránh côn trùng bay vào nhà và hạn chế sử dụng nhiều bóng đèn điện trong trường hợp không cần thiết, có thể sử dụng lưới chống côn trùng
  • Kiểm tra kỹ, giũ sạch chăn màn trước khi sử dụng
  • Tránh bắt giết, chà xát kiến 3 khoang trực tiếp bằng tay.

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang có thể tự khỏi và tùy mức độ có thể sử dụng một số thuốc bôi tại chỗ, tuy nhiên khi gặp các biểu hiện nghi ngờ kiến ba khoang gây ra, bạn nên thăm khám với bác sĩ da liễu để được tư vấn kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng giúp tăng hiệu quả và điều trị nhanh chóng.

Bạn có thể đặt lịch khám qua IVIE - Bác sĩ ơi - nền tảng đặt lịch khám uy tín, kết nối với các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám nhanh chóng, không cần xếp hàng chờ đợi. Gọi đến tổng đài để được hỗ trợ

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/11/2022 - Cập nhật 17/11/2022
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Ghẻ nước ở tay, chân: Dấu hiệu và cách điều trị nhanh khỏi

Ghẻ nước ở tay, chân: Dấu hiệu và cách điều trị nhanh khỏi

Ghẻ nước, hay còn được gọi là ghẻ chân tay, là một bệnh da phổ biến gây ra bởi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei. Bệnh này thường gây ra những triệu chứng ngứa...

25/10/2023

1530 Lượt xem

8 Phút đọc

Từ A đến Z về Chàm da mặt: Bí quyết chăm sóc da đến từ bác...

Từ A đến Z về Chàm da mặt: Bí quyết chăm sóc da đến từ bác...

Chàm da mặt là một trong những bệnh lý về da liễu gây mất tính thẩm mỹ và khó cho người mắc phải. Nếu chủ quan và không có những phương pháp xử lý và điều trị...

24/10/2023

568 Lượt xem

9 Phút đọc

Dị ứng thời tiết ở mặt có nguy hiểm không? 10 Cách điều trị ...

Dị ứng thời tiết ở mặt có nguy hiểm không? 10 Cách điều trị ...

Dị ứng thời tiết ở mặt tuy rằng không gây nguy hiểm nhưng người mắc phải không nên chủ quan vì nó có thể chuyển sang mãn tính hoặc dẫn đến một số biến chứng...

24/10/2023

414 Lượt xem

9 Phút đọc

8+ Cách trị ghẻ nước tại nhà nhanh khỏi, không để lại sẹo

8+ Cách trị ghẻ nước tại nhà nhanh khỏi, không để lại sẹo

Ghẻ nước là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh. Nếu bạn đang tìm kiếm cách trị ghẻ nước tại nhà, mà không để lại sẹo, thì...

24/10/2023

5378 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG