Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không? 
  • 2. Những xét nghiệm máu nào cần nhịn ăn? 
  • 3. Những xét nghiệm máu không cần nhịn ăn 
  • 4. Nên thực hiện xét nghiệm máu ở đâu? 
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không? 
  • 2. Những xét nghiệm máu nào cần nhịn ăn? 
  • 3. Những xét nghiệm máu không cần nhịn ăn 
  • 4. Nên thực hiện xét nghiệm máu ở đâu? 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không?

Nhiều người thường cho rằng thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào cũng cần nhịn ăn để cho ra kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, liệu điều này có đúng hay không? Và việc thực hiện xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không? 
  • 2. Những xét nghiệm máu nào cần nhịn ăn? 
  • 3. Những xét nghiệm máu không cần nhịn ăn 
  • 4. Nên thực hiện xét nghiệm máu ở đâu? 

1Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không? 

Trên thực tế, không phải loại xét nghiệm nào cũng phải nhịn ăn. Lý giải cho nguyên nhân này là bởi sau khi ăn, chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ được chuyển hoá và ruột hấp thụ, chuyển đổi thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Điều này sẽ khiến đường máu, mỡ trong máu tăng cao và ảnh hưởng đến các chỉ số xét nghiệm. 

Trên thực tế, không phải loại xét nghiệm nào cũng phải nhịn ăn.

Trên thực tế, không phải loại xét nghiệm nào cũng phải nhịn ăn.

Tuỳ từng loại bệnh và đặc thù từng loại xét nghiệm mà việc hấp thụ thức ăn sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. 

2. Những xét nghiệm máu nào cần nhịn ăn? 

Một số loại xét nghiệm mà người bệnh cần nhịn ăn như: 

a. Xét nghiệm đường huyết 

Xét nghiệm đường huyết là đo lượng đường trong máu nhằm đánh giá và chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu người bệnh đã ăn uống trước khi xét nghiệm có thể khiến lượng đường trong máu tăng và việc xét nghiệm sẽ không đem lại kết quả khách quan chính xác nhất. 

Do đó, người bệnh cần nhịn ăn và uống (trừ nước lọc) trong khoảng 8 đến 10 giờ trước khi làm xét nghiệm. 

b. Xét nghiệm sắt trong máu 

Xét nghiệm sắt trong máu là xét nghiệm đo lượng sắt có trong máu. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh do thiếu sắt như thiếu máu. 

Trong một số thực phẩm chứa sắt, khi ăn uống sẽ được hấp thụ và làm tăng hàm lượng sắt trong máu. Vì vậy, nếu ăn trước khi xét nghiệm sẽ có kết quả không chính xác. 

Người bệnh cần tránh sử dụng các thực phẩm chức năng hay vitamin trước khi xét nghiệm vì có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm. Đồng thời, không ăn bất cứ thứ gì vào buổi sáng trước khi làm xét nghiệm. Nếu trong trường hợp người bệnh đang uống viên sắt hoặc thuốc bổ vitamin tổng hợp chứa sắt, cần ngưng sử dụng thuốc trong 24 giờ trước khi xét nghiệm. 

c. Xét nghiệm mỡ máu

Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không? Câu trả lời là nếu xét nghiệm mỡ máu, người bệnh cần nhịn ăn từ 8 – 10 giờ trước khi xét nghiệm. 

Xét nghiệm mỡ máu nhằm xác định các chỉ số đánh giá tình trạng mỡ trong máu, bao gồm: cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL Cholesterol, triglycerid. Nếu lượng LDL-Cholesterol và Triglycerid tăng cao nghĩa là người bệnh có nguy cơ gặp các vấn đề tim mạch cao. 

Xét nghiệm mỡ máu là cận lâm sàng được khuyến cáo thực hiện đối với những người trên 45 tuổi. Nếu người bệnh có tiền sử tim mạch thì nên thực hiện tầm soát thường xuyên hơn nhằm kiểm soát lượng mỡ máu trong cơ thể. Với những người đang mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, nên làm xét nghiệm 5 năm một lần. 

Xét nghiệm mỡ máu là cận lâm sàng được khuyến cáo thực hiện đối với những người trên 45 tuổi.

Xét nghiệm mỡ máu là cận lâm sàng được khuyến cáo thực hiện đối với những người trên 45 tuổi.

d. Xét nghiệm chức năng gan 

Xét nghiệm chức năng gan cũng là một trong những xét nghiệm máu thường được chỉ định nhằm đánh giá chức năng của gan, xem xét tình trạng tổn thương gan. Đây cũng là một trong những xét nghiệm mà người bệnh cần nhịn ăn. 

e. Các xét nghiệm khác 

Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không? Bên cạnh các xét nghiệm trên, một số xét nghiệm khác cũng yêu cầu người bệnh không ăn trước khi làm như: 

Xét nghiệm chuyển hoá cơ bản hoặc toàn diện, bao gồm: Xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm cân bằng điện giải, chức năng thận. Người bệnh thường được yêu cầu nhịn ăn trong 10 – 12 giờ. 

Bộ chỉ số đánh giá chức năng thận: Xét nghiệm giúp đánh giá hoạt động của thận. Người bệnh cần nhịn ăn trong 8 – 12 giờ trước khi thực hiện. 

Xét nghiệm vitamin B12: Người bệnh thường được yêu cầu nhịn ăn trong 6 – 8 giờ trước khi xét nghiệm. Đồng thời, một số loại thuốc cũng cần ngưng sử dụng theo chỉ định của bác sĩ vì có thể ảnh hưởng đến kết quả. 

3. Những xét nghiệm máu không cần nhịn ăn 

Một số xét nghiệm không yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn như: 

  • Xét nghiệm nội tiết 
  • Xét nghiệm ung thư 
  • Xét nghiệm acid uric trong máu ở bệnh nhân Gout 
  • Xét nghiệm miễn dịch với bệnh nhân HIV/AIDS
  • Xét nghiệm nhóm máu 

Đối với xét nghiệm nhóm máu, mục đích xét nghiệm nhằm biết và phân loại nhóm máu dựa trên kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu. Hiện nay, sự phát triển của y học đã tìm thấy rất nhiều loại khác nguyên đặc hiệu khác nhau. Tuy nhiên, loại ABO và Rhesus là quan trọng nhất. Các loại kháng nguyên này được quy định bởi gen di truyền mà mỗi người được nhận từ cha và mẹ. Do đó, xét nghiệm nhóm máu không cần nhịn ăn. 

4. Nên thực hiện xét nghiệm máu ở đâu? 

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện và phòng khám đều có đầy đủ cơ sở vật chất để thực hiện các xét nghiệm máu. Tuy nhiên, người bệnh nên chọn lựa các cơ sở y tế có chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại, uy tín để thực hiện nhằm đảm bảo được an toàn, chính xác nhất. 

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện và phòng khám đều có đầy đủ cơ sở vật chất để thực hiện các xét nghiệm máu.

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện và phòng khám đều có đầy đủ cơ sở vật chất để thực hiện các xét nghiệm máu.

Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm mà bệnh nhân thực hiện. Những điều này sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ càng khi người bệnh đặt khám. Để chủ động trong thăm khám, hãy liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ đặt lịch thăm khám, xét nghiệm cùng bác sĩ, bệnh viện uy tín trên toàn quốc. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/04/2022 - Cập nhật 17/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các bước thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Các bước thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng hệ thống tự động có nhuộm tiêu bản là một xét nghiệm đếm cơ bản giúp phân loại hình thái các tế bào trong máu, từ đó...

25/05/2022

2138 Lượt xem

4 Phút đọc

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không?

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không?

Bệnh lý ung thư vòm họng là bệnh ác tính, có mức độ tiến triển rất nhanh. Tuy nhiên, bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh tai mũi họng thông thường do không có triệu...

24/04/2022

3384 Lượt xem

5 Phút đọc

Các chỉ số trong kết quả xét nghiệm công thức máu

Các chỉ số trong kết quả xét nghiệm công thức máu

Thông qua kết quả xét nghiệm công thức máu, xác định các chỉ số về hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu, bác sĩ sẽ chẩn đoán sớm, dự phòng các bệnh lý ở người bệnh....

23/04/2022

10752 Lượt xem

7 Phút đọc

Xét nghiệm công thức máu trong thăm khám và theo dõi sức...

Xét nghiệm công thức máu trong thăm khám và theo dõi sức...

Xét nghiệm công thức máu có lẽ đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây được xem là một trong những xét nghiệm cơ bản nhất nhằm khảo sát huyết học. Hầu như...

23/04/2022

964 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG