Nội dung chính
  • 1. Trầm cảm sau sinh là gì?
  • 2. Dấu hiệu trầm cảm sau sinh
  • 3. Điều trị các dấu hiệu trầm cảm sau sinh
Nội dung chính
  • 1. Trầm cảm sau sinh là gì?
  • 2. Dấu hiệu trầm cảm sau sinh
  • 3. Điều trị các dấu hiệu trầm cảm sau sinh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

20 dấu hiệu trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến mẹ và bé

Không chỉ trong quá trình mang thai mà sau khi sinh, các bà mẹ phải chịu nhiều lo lắng, áp lực như sức khỏe của con, cho con bú, con quấy khóc…..Vì vậy, trầm cảm sau sinh là một chứng trầm cảm mà không ít bà mẹ gặp phải. Đây là một chứng bệnh tâm lý tương đối phổ biến, nhưng lại diễn ra một cách thầm lặng, khiến cả người bệnh lẫn những người xung quanh khó nhận ra. Hiểu được điều đó, IVIE- Bác sĩ ơi đã tổng hợp những dấu hiệu trầm cảm sau sinh đặc trưng nhất trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Trầm cảm sau sinh là gì?
  • 2. Dấu hiệu trầm cảm sau sinh
  • 3. Điều trị các dấu hiệu trầm cảm sau sinh

1. Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là một chứng bệnh tâm lý xảy ra sau khi sinh trong vòng một năm, được biểu hiện bằng trạng thái chán nản, mệt mỏi, buồn bã hay tuyệt vọng. Trầm cảm sau sinh được hiểu là bệnh tâm lý và cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời để tránh gây hậu quả nghiêm trọng. 

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở mỗi người đều khác nhau với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Thông thường, các mức độ trầm cảm sau sinh được chia làm ba mức độ: Nhẹ, trung bình, nặng.

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở mỗi người đều khác nhau với mức độ nghiêm trọng khác nhau

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở mỗi người đều khác nhau với mức độ nghiêm trọng khác nhau

Ngoài ra, dựa vào mức độ nặng của bệnh mà trầm cảm sau sinh được chia thành ba phân loại:

Hội chứng baby blues

Hội chứng này tương đối phổ biến ở phụ nữ sau sinh với tỉ lệ 50- 75%. Hội chứng baby blues thường xuất hiện tương đối sớm ở ngày 1-4 sau sinh, với biểu hiện chán nản, buồn bã, rối loạn cảm xúc, khó ngủ. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất sau 3-5 ngày mà không cần điều trị, hoặc có thể kéo dài lên đến 2 tuần ở một số bệnh nhân.

Trầm cảm sau sinh

Nếu các triệu chứng chán nản, tuyệt vọng như trên kéo dài trên 2 tuần, có thể bạn đã mắc phải dấu hiệu trầm cảm sau sinh, mức độ nặng hơn so với hội chứng baby blues. Các dấu hiệu trầm cảm sau sinh thường xuất hiện muộn hơn: từ 2-8 tuần sau sinh, hoặc thậm chí là trong vòng 1 năm sau sinh. Các triệu chứng trầm cảm sau sinh thường kéo dài dai dẳng đến vài tháng, và chỉ hết khi có biện pháp điều trị thích hợp.

Trầm cảm sau sinh được chia thành 3 phân loại, có thể xảy ra ở người mẹ, người bố cũng có thể mắc

Trầm cảm sau sinh được chia thành 3 phân loại, có thể xảy ra ở người mẹ, người bố cũng có thể mắc

Loạn thần sau sinh

Nghiêm trọng hơn, phụ nữ sau sinh có thể mắc phải chứng loạn thần sau sinh. Các triệu chứng ở người bệnh này sẽ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng với những suy nghĩ, hành vi, cảm xúc tiêu cực. Đôi khi, nhiều phụ nữ mắc chứng loạn thần sau sinh có suy nghĩ tự sát hoặc làm hại em bé. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì chứng bệnh này có tỉ lệ rất hiếm gặp.

Ngoài ra, bạn cần biết rằng, trầm cảm sau sinh không chỉ xảy ra ở người mẹ mà đôi khi người bố cũng có thể mắc chứng bệnh này.

2. Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Các dấu hiệu trầm cảm sau sinh rất đa dạng và biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Sau đây IVIE- Bác sĩ ơi sẽ tổng hợp một số dấu hiệu điển hình nhất giúp mọi người dễ phát hiện ra triệu chứng của bệnh:

Dấu hiệu của những thay đổi về cảm xúc

Dấu hiệu của trầm cảm sau sinh thường gồm những biểu hiện sau:

  • Thường xuyên lo lắng hay buồn bã

  • Dễ cáu gắt, khó chịu trong người

  • Dễ rơi nước mắt vì những chuyện hàng ngày hoặc không rõ lý do

  • Dễ thất vọng, mất động lực

  • Tự vấn bản thân về khả năng chăm sóc con

  • Cảm thấy chán nản, buồn bã phần lớn thời gian trong ngày. Bạn nên cần phải hiểu một đặc trưng ở trầm cảm mà nhiều người không biết: Người mắc trầm cảm không phải lúc nào cũng buồn bã, ủ dột mà họ cũng có lúc vui, lúc cười, nhưng phần lớn thời gian trong ngày là buồn bã, nhất là khi ở một mình.

Tự vấn bản thân về khả năng chăm sóc con là một trong những dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Tự vấn bản thân về khả năng chăm sóc con là một trong những dấu hiệu trầm cảm sau sinh

  • Mất năng lượng, tần suất cảm thấy mệt mỏi tăng

  • Tâm trạng thay đổi thất thường, nghiêm trọng: buồn bã, cáu gắt hay thậm chí là khóc rất nhiều.

  • Cảm giác tội lỗi, xấu hổ

  • Cảm thấy mình là một người mẹ tồi tệ, không chăm sóc tốt cho con.

  • Gặp ảo giác, hoang tưởng

  • Luôn cáu gắt, tức giận. Thậm chí dễ kích động khi gặp một tình huống bất kì.

  • Có những suy nghĩ tiêu cực, ám ảnh về em bé.

Nếu bạn có 5 trong 14 dấu hiệu trên, kéo dài hơn 2 tuần, rất có thể bạn đã mắc phải chứng trầm cảm sau sinh.

Dấu hiệu của những thay đổi về sinh hoạt hàng ngày

Không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà các dấu hiệu trầm cảm sau sinh còn làm thay đổi cả cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe thể chất của người bệnh. Các triệu chứng của chứng bệnh này ảnh hưởng nhiều đến bà mẹ và em bé:

  • Rối loạn ăn uống, chán ăn hoặc ăn quá nhiều, dẫn đến hiện tượng giảm cân hoặc tăng cân bất thường trong thời gian ngắn (thay đổi 5% cân nặng một tháng).

  • Mất ngủ, ngủ quá ít và rất khó đi vào giấc ngủ.

  • Khó tập trung, trí nhớ kém, khó đưa ra một quyết định gì đó.

  • Gặp các vấn đề sức khỏe như đau đầu, buồn nôn hay đau dạ dày kéo dài.

  • Khép mình, ít tham gia vào các mối quan hệ, hạn chế chia sẻ với những người xung quanh.

Rối loạn ăn uống, chán ăn hoặc ăn quá nhiều gây ảnh hưởng đến mẹ và bé

Rối loạn ăn uống, chán ăn hoặc ăn quá nhiều gây ảnh hưởng đến mẹ và bé

3. Điều trị các dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của cả mẹ và bé. Vì vậy, cần phát hiện những dấu hiệu này sớm, xác định bệnh và điều trị kịp thời, nhất là những người thân trong gia đình cần nhận ra và quan tâm đến người mẹ nhiều hơn, nhất là giai đoạn vừa sinh xong. Sau đây là một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng trầm cảm sau sinh mà IVIE- Bác sĩ ơi đã tổng hợp được:

  • Tâm sự và chia sẻ: Điều tiên quyết của việc chữa trị trầm cảm luôn là người bệnh được chia sẻ về các vấn đề đang mắc phải, được lắng nghe và được thấu hiểu. 

  • Thư giãn: Bà bầu nên nghe nhạc nhẹ nhàng, trồng cây, đọc sách chữa lành hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng như ngồi thiền. Điều này sẽ giúp tinh thần của bà bầu thư giãn và lược bớt các suy nghĩ tiêu cực.

  • Ăn uống lành mạnh: Các bà bầu nên thiết lập các thói quen ăn uống lành mạnh, đủ chất và tích cực nạp các thực phẩm tốt cho cơ thể, vừa giúp cơ thể nhẹ nhàng hơn và bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ và bé. 

Thư giãn giúp tinh thần thoải mái, giảm bớt các suy nghĩ tiêu cực

Thư giãn giúp tinh thần thoải mái, giảm bớt các suy nghĩ tiêu cực

Tuy nhiên, khi mẹ bầu đã áp dụng các phương pháp trên mà các dấu hiệu trầm cảm sau sinh vẫn không giảm hay thậm chí ngày càng nghiêm trọng hơn, đó là lúc bạn cần được khám và tư vấn bác sĩ để có điều trị phù hợp, kịp thời. 

Vậy nên khám trầm cảm sau sinh ở đâu?, IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số cơ sở y tế uy tín khám sức khỏe tâm thần tại Hà Nội mà bạn có thể tham khảo:

  • Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội;

  • Phòng khám Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội;

  • Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa: 37 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội;

Khám trực tiếp tại các cơ sở y tế bạn sẽ được tư vấn trực tiếp với bác sĩ và làm một số xét nghiệm hoặc test hành vi, cảm xúc, giúp cho việc chẩn đoán chính xác.

Đặt khám tâm lý tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín


Một số bác sĩ tâm lý giỏi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín

Một số bác sĩ tâm lý giỏi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín

Hoặc bạn có thể lựa chọn khám tâm lý online sẽ giúp bạn xác định chính xác được vấn đề của bản thân, nhận được các lời khuyên hữu ích, tư vấn và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý các bác sĩ tâm lý online có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm dưới đây, bác sĩ được nhiều người bệnh đánh giá cao về quá trình thăm khám và hiệu quả điều trị.

 Thông qua cuộc gọi video call bác sĩ sẽ trao đổi trực tuyến và tiến hành từng bước điều trị, đây là cách điều trị trầm cảm sau sinh được nhiều mẹ sử dụng. Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi và đặt khám với bác sĩ tâm lý.

Tải app

Bác sĩ tâm lý online luôn đồng cảm với người bệnh

Khám tâm lý online, liệu pháp điều trị tại nhà

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh, trầm cảm sau sinh là gì, điều trị trầm cảm sau sinh mà IVIE- Bác sĩ ơi chia sẻ phía trên, hy vọng đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Bạn hãy quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, đặc biệt là sức khỏe tinh thần, để có chất lượng cuộc sống thật tốt nhé!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 11/05/2023 - Cập nhật 11/05/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

15+ Dấu hiệu trầm cảm không nên xem thường

15+ Dấu hiệu trầm cảm không nên xem thường

Trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý tương đối phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người còn không phân biệt được trầm cảm với cảm xúc buồn bã thông...

15/08/2023

705 Lượt xem

9 Phút đọc

13+ Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nữ giới và cách điều trị

13+ Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nữ giới và cách điều trị

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO, hiện nay có khoảng 300 triệu người mắc bệnh trầm cảm. Trầm cảm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ, tuy...

15/08/2023

941 Lượt xem

11 Phút đọc

Trầm cảm ở tuổi dậy thì? Vì đâu dẫn đến tự tử ở trẻ em?

Trầm cảm ở tuổi dậy thì? Vì đâu dẫn đến tự tử ở trẻ em?

Ngày này, trầm cảm đang dần trở thành một chứng bệnh tâm lý có tỷ lệ mắc cao. Đặc biệt, độ tuổi mắc trầm cảm ngày càng giảm và có thể xuất hiện ở cả trẻ em,...

11/08/2023

458 Lượt xem

10 Phút đọc

20+ Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần chữa trị ngay

20+ Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần chữa trị ngay

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm lý ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, trầm cảm có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi, gặp nhiều ở đối tượng học...

07/08/2023

2122 Lượt xem

8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG