Nội dung chính
  • 1. Tập kìm nén và kiểm soát tiểu gấp
  • 2. Tập luyện bàng quang
  • 3. Tập co thắt cơ sàn chậu
Nội dung chính
  • 1. Tập kìm nén và kiểm soát tiểu gấp
  • 2. Tập luyện bàng quang
  • 3. Tập co thắt cơ sàn chậu
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các bài tập tốt dành cho bệnh nhân bị bàng quang tăng hoạt

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTĐường Mạnh Long
Nam học,Thận Tiết niệu,Chuyên khoa Nội tổng hợp
Các bài tập tốt dành cho bệnh nhân bị bàng quang tăng hoạt gồm có tập kìm nén và kiểm soát tiểu gấp, tập co thắt cơ sàn chậu. Xem hướng dẫn tập trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Tập kìm nén và kiểm soát tiểu gấp
  • 2. Tập luyện bàng quang
  • 3. Tập co thắt cơ sàn chậu

Bàng quang tăng hoạt là một chứng bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh việc thay đổi lối sống và thuốc, một số bài luyện tập cơ sàn chậu tỏ ra rất hữu ích cho người bệnh, giúp họ kiểm soát tốt hơn triệu chứng đi tiểu và cải thiện tình trạng bệnh một cách rõ rệt.

1. Tập kìm nén và kiểm soát tiểu gấp

Khi có cảm giác buồn tiểu, người bị bàng quang tăng hoạt thường có xu hướng vội vã chạy vào nhà vệ sinh vì sợ tiểu ra quần. Thực tế động tác chạy vội lại làm tăng áp lực trong bụng, và do đó dễ gây kích thích bàng quang co bóp, dẫn đến dễ són tiểu hoặc tiểu gấp hơn. Bài tập kìm nén và kiểm soát tiểu giúp hạn chế tình trạng này.

Các bài tập tốt dành cho bệnh nhân bị bàng quang tăng hoạt

Các bài tập tốt dành cho bệnh nhân bị bàng quang tăng hoạt

Cụ thể, khi có cảm giác buồn tiểu, bạn không nên vội chạy đi tiểu mà ở lại tại chỗ và thực hiện theo những lời khuyên sau:

  • Ngồi xuống nếu được, hít thở sâu và thư giãn
  • Làm xao lãng cảm giác muốn tiểu thông qua việc suy nghĩ điều khác, chơi trò chơi dùng trí óc, đếm số…
  • Chủ động co thắt cơ đáy chậu vừa phải và giữ khoảng 10 giây (hoặc co thắt mạnh và nhanh 5 – 6 lần). Mục đích của việc này là ngăn chặn sự giãn nở của cơ thắt niệu đạo trong, tránh để nước tiểu đi xuống niệu đạo. 

2. Tập luyện bàng quang

Tập luyện bàng quang là bài tập cố gắng kéo dài khoảng thời gian giữa hai lần đi tiểu thông qua tập kìm nén và theo dõi nhật ký đi tiểu. Mục tiêu là kéo dài thêm thời gian đi tiểu mỗi 15 – 30 phút mỗi tuần, dần dần đạt mục tiêu giữ được 3 – 4 giờ mới phải đi tiểu. Cần ít nhất 6 tuần tập luyện kiên trì để thấy được hiệu quả.  

Ngoài ra, sau khi đi tiểu, bạn hãy chờ thêm khoảng 20-30 giây. Sau đó, nghiêng người về phía trước, kiễng chân và cố gắng đi tiểu thêm một lần nữa. Động tác này có tác dụng giúp làm trống bàng quang hoàn toàn, nhờ đó mà hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả.

3. Tập co thắt cơ sàn chậu

Cơ sàn chậu có vai trò giữ cho nước tiểu trong bàng quang không bị rỉ ra ngoài. Những người có cơ sàn chậu bị suy yếu sẽ thường bị són tiểu, tiểu không tự chủ được hay không kiểm soát được dòng chảy của nước tiểu. Dưới đây là các bài tập để cải thiện trương lực của cơ này.

  • Tự tập cơ sàn chậu: Bệnh nhân có thể tự tập cơ sàn chậu, động tác tương tự như thót hậu môn để tránh xì hơi hoặc thót cơ để ngắt cục phân khi đi đại tiện. Lưu ý không gồng cơ bụng hoặc cơ vùng chân khi tập cơ sàn chậu. Thông thường bài tập cần thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần làm khoảng 15 nhịp, mỗi nhịp thót cơ khoảng 10 giây và nghỉ khoảng 10 giây.
  • Bài tập theo phương pháp Kegel: Phương pháp này được bác sĩ sản khoa Arnold Kegel đề ra từ năm 1948, hiện nay được cải tiến bằng việc thực hiện co thắt cơ sàn chậu kết hợp với dụng cụ đặt trong âm đạo của phụ nữ để cảm nhận sự co thắt của cơ sàn chậu. Tư thế tập luyện là ngồi trên ghế hoặc nằm trên sàn nhà, cơ mông và bụng hoàn toàn được thả lỏng. 

Xen kẽ giữ (hoặc bóp) và thư giãn cơ sàn chậu trong 3 giây. Có nghĩa là cứ sau khi giữ (bóp) nhóm cơ này trong 3 giây thì hãy thư giãn, thả lỏng chúng trong 3 giây tiếp. Tăng dần thời gian lên 10 giây cho 1 lần thực hiện và làm khoảng 15 nhịp cho 1 lần tập luyện như vậy.

Các bài tập tốt dành cho bệnh nhân bị bàng quang tăng hoạt

Tư thế bài tập Kegel truyền thống

Một dạng khác của bài tập Kegel là Kegel “Pull-in”. Trong bài tập này, co cơ sàn chậu cần kết hợp với  căng cơ mông và giơ hai chân lên cao và hướng vào trong. Giữ nguyên tư thế trong 5 – 10  giây và thả lỏng. Thực hiện động tác này 10 lần.

Các bài tập tốt dành cho bệnh nhân bị bàng quang tăng hoạt

Tư thế tập Kegel Pull-in

Lưu ý, không thực hiện các bài tập Kegel trong khi bàng quang đang chứa nước tiểu, nếu không bạn sẽ cảm thấy rõ những cơn đau cùng với sự rò rỉ nước tiểu. 

  • Dùng máy tập cơ sàn chậu: Các loại máy hiện nay thường kết hợp với kích thích điện. Kích thích điện sẽ làm co thắt thụ động cơ sàn chậu (gồm cả cơ thắt niệu đạo và cơ thắt hậu môn), vừa làm gia tăng sức cơ, vừa làm cho bệnh nhân cảm nhận được vị trí của cơ thắt. Kết hợp với tập cơ sàn chậu mà sức cơ sẽ hiện lên màn hình để bệnh theo dõi và đánh giá được hiệu quả của tập luyện. Tần suất tập là từ mỗi ngày một lần đến mỗi tuần một lần tùy theo tác giả, mỗi lần khoảng 20 phút kích thích điện và khoảng 20 phút tập co thắt cơ đáy chậu.

Bài tập cho bệnh nhân bị bàng quang tăng hoạt có thể được áp dụng để cải thiện triệu chứng ở bệnh nhân. Các bài tập này cũng thực sự hữu ích cho nam giới muốn cải thiện tình trạng xuất tinh sớm. Khi các biện pháp luyện tập và thay đổi lối sống không mang lại hiệu quả, người bệnh cần sử dụng một số thuốc để giảm thiểu triệu chứng như các thuốc kháng muscarinic hoặc chẹn alpha…

Hỏi bác sĩ chuyên khoa Thận Tiết niệu trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng của mỗi người bệnh.

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/02/2022 - Cập nhật 27/02/2022
4.9/5 - (28 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sinh thiết thận và những điều cần biết

Sinh thiết thận và những điều cần biết

Trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thận – tiết niệu, đặc biệt là các bệnh lý cầu thận, sinh thiết thận là một chỉ định thường được bác sĩ đặt ra cho bệnh...

13/06/2022

1878 Lượt xem

4 Phút đọc

Xốp tủy thận và những điều cần biết

Xốp tủy thận và những điều cần biết

Bệnh xốp tủy thận hay còn gọi là bệnh tủy thận dạng bọt biển (Cacchi Ricci) là một bệnh lý bẩm sinh gây tổn thương các ống dẫn nước tiểu nhỏ ở vùng tủy thận....

13/06/2022

5236 Lượt xem

4 Phút đọc

Bệnh thận IgA và những điều cần biết

Bệnh thận IgA và những điều cần biết

Bệnh thận IgA là một trong số những bệnh thận phổ biến nhất gây nên viêm cầu thận mạn ở người châu Á. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể dẫn ...

13/06/2022

3378 Lượt xem

4 Phút đọc

Những điều cần biết về u cơ mỡ mạch thận

Những điều cần biết về u cơ mỡ mạch thận

Trong các khối u lành tính ở thận, u cơ mỡ mạch (Angiomyolipomas) là loại u hay gặp nhất. Bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên, tuy về cơ bản không gây...

13/06/2022

5552 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG