Nội dung chính
  • 1. Các phản ứng da thường gặp sau tiêm vaccine
  • 2. Một số phản ứng da khác có thể gặp
  • 3. Có cần đến cơ sở y tế điều trị không?
Nội dung chính
  • 1. Các phản ứng da thường gặp sau tiêm vaccine
  • 2. Một số phản ứng da khác có thể gặp
  • 3. Có cần đến cơ sở y tế điều trị không?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các phản ứng da muộn sau tiêm vaccine COVID-19 có đáng ngại?

Vaccine phòng Covid-19 là loại vaccine giúp hệ miễn dịch của người được tiêm chủng tạo ra kháng thể có khả năng nhận biết và tiêu diệt virus SARS-COV-2. Đây là loại virus gây ra đại dịch trên thế giới, gần 210 triệu người mắc phải, gần 4.5 triệu người tử vong, lây lan và bao trùm tất cả các châu lục và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.
Nội dung chính
  • 1. Các phản ứng da thường gặp sau tiêm vaccine
  • 2. Một số phản ứng da khác có thể gặp
  • 3. Có cần đến cơ sở y tế điều trị không?

1. Các phản ứng da thường gặp sau tiêm vaccine

các phản ứng thường gặp sau tiêm vaccine Covid-19

a. Phản ứng da tại vị trí tiêm

Có thể diễn ra từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 4 hoặc 5 sau tiêm chiếm tỉ lệ cao, tầm trung bình 32% cho 3 loại vaccine: Pfizer, Moderna, AstraZeneca, nhưng thường gặp nhất là sau tiêm Moderna.

Triệu chứng: Sưng, đỏ da và đau tại chỗ tiêm, sau đó phần lớn sẽ tự giới hạn dần.

b. Mề đay

Đây là triệu chứng có thể xảy ra muộn hơn từ ngày thứ 2 -3 sau tiêm và kéo dài trong 3-5 ngày sau tiêm.

Triệu chứng: Nổi các mảng phù nề, đỏ da, hơi ngứa ở một khu vực hoặc rải rác toàn thân. Các mảng phù sẽ nổi nhưng sau đó tự lặn, giới hạn trong vòng 24 giờ.

Tỉ lệ xảy ra phản ứng này nhìn chung khoảng 14,6% và hay gặp sau tiêm vaccine của Astra Zeneca.

Bác sĩ ơi! - Chương trình hỗ trợ người bệnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để nhận tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ trực tuyến miễn phí qua video call với các bác sĩ hàng đầu.

c. Phát ban dạng sởi

Triệu chứng này được ghi nhận thường xuất hiện từ ngày thứ 2- 3 sau tiêm và kéo dài trong 3-5 ngày sau tiêm.

Phát ban trông giống như bệnh sởi. Dạng ban dát sẩn, thường có đường kính từ 2-10mm. Ban nhỏ hơi nổi gờ trên mặt da, xen kẽ là các ban dát màu hồng. Ban mọc rải rác hay lan rộng và dính liền với nhau thành từng đám tròn, giữa các ban là khoảng da lành và thường thấy ở tay, thân mình và chân.

Tỉ lệ phát ban này xảy ra ở gần 9% sau tiêm chủng.

d. Phản ứng tại chỗ lan rộng xảy ra muộn

Các phản ứng này sẽ xảy ra muộn, từ ngày thứ 7 sau tiêm mũi 1 và sớm hơn khoảng từ ngày thứ 2 đối với người tiêm mũi 2. Với đặc điểm tại vùng tiêm có khoảng sưng, đỏ da, hồng ban lan rộng ra.

Tỉ lệ phản ứng này diễn ra trên 53% người đã xảy ra phản ứng tại chỗ sau tiêm

e. Bệnh đau đỏ đầu chi

Phản ứng này cũng xảy ra muộn từ ngày thứ 7 sau tiêm mũi 1 và sớm hơn khoảng từ ngày thứ 2 đối với người tiêm mũi 2. Bệnh đặc trưng bởi biểu hiện đau, nóng rát dữ dội, sưng và đỏ ở một khu vực cơ thể, thường thấy nhất nhất ở đây là bàn tay. Ngoài ra còn có thể có ở mặt, cánh tay và bàn chân.

2. Một số phản ứng da khác có thể gặp

Một số phản ứng da khác cũng được ghi nhận với tỉ lệ nhỏ gồm:

  • Nổi sẩn mụn nước: Tình trạng với các sẩn hoặc bóng nước nhỏ nổi trên nền hồng ban nhưng không sắp xếp dạng cụm giống herpes.

  • Viêm mạch máu nhỏ dưới da (bệnh cước) : Với bệnh được ghi nhận là ngón chân COVID do tình trạng viêm mao mạch dẫn đến đổi màu và sưng trên bàn tay hoặc chân.

  • Khởi phát Zona, bệnh lý Herpes: Phản ứng giống vảy phấn hồng ở một tỉ lệ nhỏ trường hợp.

3. Có cần đến cơ sở y tế điều trị không?

Bác sĩ da liễu Huỳnh Thị Như Mỹ cho biết, đây đều là các phản ứng xảy ra do đáp ứng của hệ miễn dịch tự chủ của cơ thể của chúng ta diễn ra trong quá trình tiếp xúc với vaccine và sinh kháng thể.

Do đó một số chúng sẽ tự hết và một số trường hợp nặng cần điều trị: Chườm đá, thuốc bôi corticoid, kháng histamine uống, các thuốc điều trị giảm đau… Tuy nhiên, các điều trị bằng thuốc sẽ cần ý kiến cũng như sự theo dõi của chuyên gia y tế.

Điều quan trọng là phải phân biệt với các phản ứng chỉ điểm nguy hiểm như ngứa, mề đay, phù mạch diễn ra trong vòng 4 giờ đầu và xem xét lại cùng các yếu tố nguy hiểm khác đã được dặn dò nếu xảy ra sau hơn 4 giờ đầu sau tiêm. Các nghiên cứu cũng chưa ghi nhận các phản ứng da gây nguy hiểm tính mạng.

Nếu sau tiêm bạn có những triệu chứng bất thường ở trên, bạn nên đặt khám tư vấn trực tuyến online sau tiêm Vaccine Covid-19  với bác sĩ để phòng tránh những biến chứng có thể nguy hiểm có thể xảy ra.

Khi vaccine được đưa vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Vì vậy, người đã tiêm vaccine Covid-19 sẽ sản sinh kháng thể ngăn ngừa bệnh. Tuy nhiên, để phát hiện cơ thể có thực sự sản sinh kháng thể chống virus Sars-CoV-2 hay không và cơ thể đã đạt được khả năng miễn dịch với virus này hay chưa, cần được đánh giá thông qua việc xét nghiệm kháng thể Covid-19. Mục đích của việc xét nghiệm kháng thể là giúp hỗ trợ đánh giá đáp ứng miễn dịch của cơ thể với protein SARS‑CoV‑2. Kết quả xét nghiệm kháng thể đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình trạng kháng thể sau tiêm vaccine, đánh giá cơ thể người tiêm có đủ khả năng miễn dịch với virus không. Xét nghiệm kháng thể chưa được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng nhưng đây là xét nghiệm có ý nghĩa lớn đối người dân và với ngành y tế, một số đơn vị tại các thành phố lớn đi đầu trong việc áp dụng xét nghiệm này.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/09/2021 - Cập nhật 13/09/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Điều gì xảy ra khi chỉ tiêm 1 mũi vaccine phòng COVID- 19?

Điều gì xảy ra khi chỉ tiêm 1 mũi vaccine phòng COVID- 19?

Bản thân mỗi người nên có ý thức thực hiện và tuân thủ nghiêm túc 5K của Bộ Y tế đưa ra và có hiểu biết đúng về tiêm phòng vaccine Covid-19. Tiêm phòng vaccine ...

17/09/2021

775 Lượt xem

4 Phút đọc

Bệnh nền, bệnh mãn tính có tiêm vaccine Covid-19 được không ...

Bệnh nền, bệnh mãn tính có tiêm vaccine Covid-19 được không ...

Người già, lớn hơn 65 tuổi thường có tiền sử có bệnh nền, mắc các bệnh mạn tính. Vậy, trong mùa dịch Covid- 19 này, để chăm sóc sức khỏe cần làm những gì? Việc ...

10/09/2021

38568 Lượt xem

3 Phút đọc

Các phản ứng da muộn sau tiêm vaccine COVID-19 có đáng ngại?

Các phản ứng da muộn sau tiêm vaccine COVID-19 có đáng ngại?

Vaccine phòng Covid-19 là loại vaccine giúp hệ miễn dịch của người được tiêm chủng tạo ra kháng thể có khả năng nhận biết và tiêu diệt virus SARS-COV-2. Đây là ...

10/09/2021

2428 Lượt xem

4 Phút đọc

Không có tạm trú có được tiêm vacccine Covid-19?

Không có tạm trú có được tiêm vacccine Covid-19?

Bạn luôn có thắc mắc: "Không đăng ký tạm trú có tiêm được vaccine Covid- 19 hay không?" Bạn muốn biết điều đó là có hay không hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua...

16/08/2021

44879 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG