Nội dung chính
  • 1. Trẻ đi ngoài máu nhầy là sao? Có nguy hiểm không?
  • 2. Yếu tố gây hiện tượng đi ngoài ra máu nhầy ở trẻ?
  • 3. Khi nào nên đưa trẻ đi ngoài ra máu nhầy đi khám?
  • 4. Cách điều trị trẻ đi ngoài ra máu nhầy?
Nội dung chính
  • 1. Trẻ đi ngoài máu nhầy là sao? Có nguy hiểm không?
  • 2. Yếu tố gây hiện tượng đi ngoài ra máu nhầy ở trẻ?
  • 3. Khi nào nên đưa trẻ đi ngoài ra máu nhầy đi khám?
  • 4. Cách điều trị trẻ đi ngoài ra máu nhầy?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cách xử lý khi trẻ đi ngoài ra máu nhầy

Tham vấn y khoa:
BSHoàng Thị Lan Vân
Chuyên khoa Nội tổng hợp
Trẻ đi ngoài ra máu nhầy trong phân thường gặp ở trẻ nhỏ và với nhiều nguyên nhân có thể gây nên. Một số nguyên nhân không nghiêm trọng, không phải là trường hợp cấp cứu, nhưng có nguyên nhân lại nguy hiểm và đe dọa tính mạng. Vì vậy bố mẹ chăm sóc trẻ không được chủ quan, cần quan sát trẻ thật sát để có thái độ xử trí hợp lý kịp thời. Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Trẻ đi ngoài máu nhầy là sao? Có nguy hiểm không?
  • 2. Yếu tố gây hiện tượng đi ngoài ra máu nhầy ở trẻ?
  • 3. Khi nào nên đưa trẻ đi ngoài ra máu nhầy đi khám?
  • 4. Cách điều trị trẻ đi ngoài ra máu nhầy?

1. Trẻ đi ngoài máu nhầy là sao? Có nguy hiểm không?

Bố mẹ có thể nhận biết trẻ đi ngoài ra nhầy máu với đặc điểm tính chất như dưới:

  • Trẻ đi ngoài phân có nhầy là hiện tượng có thể quan sát được bằng mắt thường, phân trẻ có lẫn chất nhầy dính màu vàng hoặc màu trắng đục. Bình thường trong phân sẽ có một ít chất nhầy do cơ thể tiết ra, nhưng khi quan sát được chứng tỏ lượng chất nhầy nhiều hơn bình thường và có bất thường đường tiêu hóa.

  • Trẻ đi ngoài phân có máu là hiện tượng trong phân xuất hiện màu đỏ, phân có máu tươi, phân có màu hồng lẫn dây máu hay phân có sợi màu đen … Bố mẹ cần quan sát để loại trừ trường hợp không phải máu trong phân mà vì thức ăn trẻ tiêu hóa không hết làm phân có màu giống máu (như củ dền, thanh long đỏ hay các loại siro màu đỏ, chocolate, gelatin màu đỏ, củ cải đỏ…). Trong một số trường hợp, trẻ uống sắt hay một số loại thuốc cũng làm phân trẻ có màu đen (thuốc dạ dày chứa bismuth, kháng sinh như biseptol…)

Làm thế nào để nhận biết tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Bố mẹ có thể nhận biết trẻ đi ngoài ra nhầy máu bằng cách quan sát

Tùy vào vị trí gây chảy máu, lượng máu trong phân mà phân có màu khác nhau như: 

  • Phân màu đen hoàn toàn, màu hắc ín: Có thể gặp trong xuất huyết tiêu hóa trên (từ góc D2 tá tràng - một mốc giới hạn ở ruột non). Ở một số trường hợp, trẻ kèm nôn ra chất màu đỏ hay đen như màu bã cà phê. 

  • Phân trẻ có lẫn máu màu đỏ tươi hay màu nâu hạt dẻ: Có thể hay gặp trong xuất huyết tiêu hóa dưới (từ góc treitz: góc tá hỗng tràng đổ xuống - một mốc giới hạn ở ruột non) 

  • Hay phân trẻ có máu được thải riêng cùng phân. 

Vì vậy, nếu nhận thấy trẻ đi ngoài ra máu nhầy trong phân, bố mẹ cần lưu lại (chụp hình hay ghi lại) tính chất và tần suất trẻ đi ngoài để nắm được diễn biến bệnh trẻ và xử trí kịp thời tình trạng cấp cứu có thể ảnh hưởng tính mạng trẻ (mất máu, mất nước, rối loạn điện giải hay ảnh hưởng toàn trạng …)

Trẻ sơ sinh tiêu chảy đi ngoài phân lẫn máu

Hình ảnh phân nhầy máu, dấu hiệu không hiếm gặp ở trẻ 

2. Yếu tố gây hiện tượng đi ngoài ra máu nhầy ở trẻ?

Nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ đi ngoài ra máu nhầy, bố mẹ có thể tìm hiểu một số nguyên nhân thường gặp dưới đây: 

Trẻ bị viêm đường ruột nhiễm khuẩn

Gây ra bởi các loại virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng (hiếm gặp) có cơ chế khác nhau như vi khuẩn e.coli, vi khuẩn shigella hoặc lỵ trực khuẩn, salmonella, virus rota, adenovirus hay ký sinh trùng giardia lamblia xâm nhập do các đồ vật xung quanh hay mẹ chăm trẻ không đúng cách, khiến trẻ đi ngoài như vậy. 

Trẻ có thể kèm sốt cao, buồn nôn, nôn nhiều hay tiêu chảy tùy thuộc từng loại nguyên nhân. Bố mẹ cần quan sát cẩn thận khi trẻ đi ngoài phân nhầy máu nhiều cùng dấu hiệu nặng như sốt cao, nôn trớ kéo dài, thậm chí li bì mất nước…

Trẻ sơ sinh tiêu chảy có sốt, mệt và rối loạn giấc ngủ

Trẻ bị viêm đường ruột nhiễm khuẩn có biểu hiện sốt cao, nôn trớ kéo dài và đi ngoài ra máu nhầy

Trẻ táo bón lâu ngày

Trẻ táo bón diễn biến nhiều ngày, phân cứng táo cọ xát với thành ruột gây tổn thương và chảy máu niêm mạc ruột. Vậy nên, bố mẹ cần liên hệ khi trẻ đi ngoài ra máu nhầy kèm táo bón. 

Trẻ mắc bệnh crohn

Cũng là nguyên nhân gây đi ngoài phân nhầy máu, do bản chất của bệnh crohn là viêm nhiễm đường tiêu hóa mạn tính, thường xuyên. Vì khi bị bệnh crohn, chất nhầy đường tiêu hóa dày thải ra phân nhiều hơn và có thể kèm máu khi viêm nhiễm gây tổn thương đường ruột. Trẻ có thể kèm các triệu chứng khác của bệnh crohn như đi ngoài phân lỏng nhiều lần dai dẳng, táo bón thường xuyên, cơn đau quặn bụng hay nhu cầu đi ngoài đột ngột khẩn cấp. 

Trẻ bị viêm loét đại tràng

Trẻ bị viêm loét đại tràng (uc) làm trẻ đi ngoài ra máu nhầy vì hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch làm đợt bệnh bùng phát, màng nhầy của đại tràng viêm và tạo vết loét. Khi đó các vết vết loét có thể gây chảy máu, tiết mủ, tiết nhầy. Một số triệu chứng kèm theo có thể gặp như nhu cầu đi ngoài đột ngột khẩn cấp, trẻ đau bụng về đêm hay đi ngoài phân lỏng dai dẳng.

Trẻ đi ngoài ra máu nhầy do bị viêm loét đại tràng

Trẻ đi ngoài ra máu nhầy do bị viêm loét đại tràng

Viêm trực tràng

Tình trạng viêm trực tràng (ở phần cuối đoạn ruột, ống tiêu hóa) gây đau bụng (đoạn trực tràng) và tạo cảm giác buồn đi ngoài liên tục. Bệnh có thể cấp tính, kéo dài hoặc mạn tình với các triệu chứng nhận biết kèm theo khác như đi ngoài ra máu nhầy, đầy bụng, tiêu chảy hay đau khi đi ngoài …

Tình trạng polyp đại trực tràng có thể có biểu hiện trẻ đi ngoài ra máu nhầy nếu polyp ở sát hậu môn, và thường phân máu tươi và cuối bãi có máu nhỏ giọt. 

Lồng ruột cấp tính

Khi trẻ mắc bệnh lồng ruột cấp tính có thể đi ngoài phân nhầy máu do sự xâm nhập phần ruột vào trong một đoạn ruột khác. Đây là tình trạng cấp cứu và hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi vì hệ thống đường ruột chưa hoàn thiện ổn định.

Trẻ có thể kèm một số triệu chứng khác như khó chịu quấy khóc nhiều, đau bụng dữ dội, nôn nhiều…Bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí sớm và kịp thời.

Lồng ruột có thể khiến trẻ đi ngoài ra máu nhầy

Lồng ruột có thể khiến trẻ đi ngoài ra máu nhầy

Trẻ không dung nạp được protein

Trẻ không dung nạp được protein đậu nành hay sữa (gọi là viêm đại tràng do sữa hay protein đậu này) gây tích lũy và có hại cơ thể trẻ, khiến trẻ đi ngoài ra máu nhầy. 

Hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (=<1 tuổi) thường xảy ra ở trẻ có dùng sữa công thức và tự khỏi sau 1 tuổi. 

3. Khi nào nên đưa trẻ đi ngoài ra máu nhầy đi khám?

Sức khỏe trẻ là điều bố mẹ cần đặc biệt quan tâm chăm sóc, vì giai đoạn này quyết định sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ. Khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ đi ngoài ra nhầy máu cần chăm sóc kỹ và xử lý kịp thời vì một số nguyên nhân không nghiêm trọng, không phải là trường hợp cấp cứu, nhưng có nguyên nhân lại nguy hiểm và đe dọa tính mạng.

 

Viêm ruột thừa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng

Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp

Phân nhầy máu thường ở dưới 2 dạng: một ít đốm dây máu hoặc máu lẫn phân với phân số lượng đáng kể:

  • Khi phân nhầy máu nhưng ít, dây đốm máu chứng và toàn trạng trẻ vẫn khỏe mạnh (chơi ngoan, không có dấu hiệu mất máu hay kèm theo tình trạng nặng…) chứng tỏ mức độ nhẹ. Bố mẹ có thể quan sát, chăm sóc tại nhà và đưa đến cơ sở y tế nếu diễn biến không cải thiện.

  • Khi phân nhầy máu nhưng nhiều và toàn trạng trẻ bị ảnh hưởng (mệt mỏi, da niêm mạc kém hồng do mất máu hay kèm các dấu hiệu nặng cấp cứu ngoại khoa…) chứng tỏ mức độ nặng. Bố mẹ đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

  • Bên cạnh đó, bố mẹ nắm rõ các dấu hiệu đi kèm triệu chứng phân nhầy máu như sốt, nôn, mức độ đau bụng hay dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kéo dài để xác định tình trạng trẻ và xử trí đúng cách. Vì khi tình trạng kéo dài dễ ảnh hưởng toàn trạng trẻ khiến trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng, thiếu máu … 

Tất cả các bệnh lý trẻ (đặc biệt dấu hiệu trẻ đi ngoài ra nhầy máu), cần phát hiện và điều trị sớm để tránh những biến chứng nặng và ảnh hưởng toàn trạng trẻ. Cân nhắc đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám chữa kịp thời và khoa học là điều cần thiết.

IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu một số địa chỉ phòng khám nhi được nhiều người tin tưởng tại Hà Nội, bố mẹ có thể tham khảo đặt lịch thăm khám theo mong muốn: 

Tên Cơ sở y tế Địa chỉ Mức giá khám Lưu ý
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội 400,000đ  
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội 350,000đ  
Bệnh viện An Việt Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám ĐKQT Thanh Chân Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám Nội CCare Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hà Nội 350,000đ Có Bác sĩ khám tại nhà
Phòng khám Đa khoa Đông Tây Hàm Nghi, Mỹ Đình 2, Hà Nội 200,000đ  

Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Bố mẹ có thể đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

1900 3367

Đặt khám Nhi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín gần nhất


Bố mẹ có thể đặt lịch khám nhi online với bác sĩ giàu kinh nghiệm tại bệnh viện tuyến đầu để được giải đáp thắc mắc, chăm sóc hiệu quả trong thời gian theo dõi và điều trị trẻ tại nhà. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn top bác sĩ khám nhi online uy tín dưới đây:

Bố mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để khám bệnh từ xa với bác sĩ

Tải app

Khám nhi online tại nhà, qua cuộc gọi trực tuyến bác sĩ sẽ tư vấn, kê đơn thuốc online và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Khám nhi online tại nhà với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

4. Cách điều trị trẻ đi ngoài ra máu nhầy?

Điều trị cho trẻ đi ngoài ra máu nhầy cần hết sức kỹ lưỡng và cẩn thận, dù là phương pháp chăm sóc tại nhà hay đưa trẻ chữa trị tại bệnh viện bởi chuyên gia y tế. 

Kỹ năng chăm sóc tại nhà cho trẻ đi ngoài như vậy là vô cùng cần thiết. Một số điều bố mẹ cần chú ý: 

  • Chế độ dưỡng chất khoa học và đầy đủ cho trẻ, đặc biệt việc bổ sung vitamin cần thiết như vitamin K và chất xơ…đóng vai trò quan trọng giúp hồi phục triệu chứng đi ngoài. 

  • Chế độ ăn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, kẽm hay các thành phần dưỡng chất hỗ trợ phần nào lượng máu mất.

  • Bố mẹ cần cho trẻ ăn chín uống sôi và chia nhỏ nhiều bữa ăn, vừa làm thức ăn mềm không gây tổn thương hay giảm áp lực cho hệ đường ruột trẻ. 

 Bố mẹ cần quan tâm dinh dưỡng với chế độ ăn uống đủ chất khoa học trong chăm sóc trẻ 

 Bố mẹ cần quan tâm dinh dưỡng với chế độ ăn uống đủ chất khoa học trong chăm sóc trẻ 

  • Bổ sung nước và điện giải là chăm sóc hàng đầu ở trẻ đi ngoài để dự phòng mất nước cùng diễn biến xấu khác như rối loạn điện giải, ảnh hưởng hệ thần kinh. Bố mẹ có thể bổ sung qua trái cây hay các loại sữa vừa cấp nước vừa cấp chất dinh dưỡng cho trẻ. 

  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hoạt động phù hợp trong thời gian điều trị như giữ không gian thoáng, yên tĩnh và không đánh thức khi trẻ ngủ … góp phần cho sự hồi phục đường tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng trẻ. 

  • Bố mẹ không sử dụng thuốc nào khác khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Khi trẻ sốt (>=38,5 độ C) có thể dùng thuốc hạ sốt đúng liều và theo sát toàn trạng trẻ. 

  • Bố mẹ cần chăm sóc và vệ sinh trẻ sạch, đúng cách để hạn chế lây lan xung quanh trẻ và vi khuẩn đường ruột xâm nhập. 

Đặc biệt bố mẹ nên ghi lại thật chi tiết dấu hiệu bệnh của trẻ và sớm đưa trẻ đi khám để giúp nhân viên y tế chẩn đoán, điều trị sớm và phù hợp bệnh trẻ. Qua thăm khám và xét nghiệm tình trạng trẻ đi ngoài ra máu nhầy, bác sĩ sẽ cho lời khuyên về việc kiểm tra lại đồ ăn uống hay thuốc trẻ, khuyến khích trẻ bú mẹ (trẻ =< 2 tuổi) để nâng cao hệ miễn dịch cơ thể và hệ tiêu hóa, chỉ định dùng kháng sinh hay các loại thuốc khác phù hợp căn nguyên hay xử trí cấp cứu kịp thời nếu trẻ nhiễm khuẩn nặng (sốt cao, rối loạn điện giải), mất máu gây thiếu máu rõ, các bệnh ngoại khoa xác định gây nên. 

Trẻ đi ngoài ra máu nhầy có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ tùy mức độ và căn nguyên mà IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ phía trên. Vì vậy bố mẹ cần nắm rõ bệnh trẻ để phát hiện sớm, xử lý kịp thời khoa học cũng như có sự tư vấn kịp thời của chuyên gia y tế.  

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/07/2023 - Cập nhật 14/07/2023
5/5 - (21 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến nhiều phụ huynh rất lo lắng. Đa số thường nhẹ có thể tự khỏi hoặc chỉ cần...

24/08/2023

3589 Lượt xem

8 Phút đọc

20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thời thơ ấu là khoảng thời gian trẻ phát triển thị lực khỏe mạnh. Nếu...

14/08/2023

9872 Lượt xem

12 Phút đọc

Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ em 2 tuổi bị nháy mắt liên tục không hiếm gặp, có thể khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên nháy mắt thường xuyên hiếm khi do các tình trạng nghiêm trọng...

04/08/2023

9311 Lượt xem

8 Phút đọc

13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao là một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm do nó xuất hiện rất phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Các trường hợp nhẹ thường...

03/08/2023

12509 Lượt xem

10 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG