Nội dung chính
  • 1. Bị đau bả vai phải là do đâu?
  • 2. Cách làm giảm đau bả vai trái an toàn
  • 3. Cách chữa trị dứt điểm đau bả vai trái
Nội dung chính
  • 1. Bị đau bả vai phải là do đâu?
  • 2. Cách làm giảm đau bả vai trái an toàn
  • 3. Cách chữa trị dứt điểm đau bả vai trái
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đau bả vai trái là do đâu? 4 Cách chữa trị nhanh chóng

Đau bả vai trái là tình trạng dễ gặp phải ở nhiều người và ở mọi lứa tuổi. Triệu chứng đau sẽ bắt nguồn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, để điều trị dứt điểm, người bệnh cần tìm ra nguyên nhân trực tiếp gây đau nhức, từ đó mới có những biện pháp chữa trị hiệu quả. Hãy cùng xem bài viết sau để hiểu hơn về tình trạng đau bả vai nhé.
Nội dung chính
  • 1. Bị đau bả vai phải là do đâu?
  • 2. Cách làm giảm đau bả vai trái an toàn
  • 3. Cách chữa trị dứt điểm đau bả vai trái

Vì sao bị đau bả vai trái?

Vì sao bị đau bả vai trái?

1. Bị đau bả vai phải là do đâu?

Đau bả vai trái hay đau tại xương bả vai là tình trạng với các biểu hiện như bả vai bị đau nhức, cử động tay khó khăn, các khớp tại vị trí bả vai sưng lên, hạn chế vận động. Cấu tạo của xương bả vai gồm hai xương có hình tam giác ở khu vực lưng trên và nằm ở hai bên cột sống. Nhờ cấu tạo xương bả vai như vậy mà vai có thể thực hiện các chuyển động xoay phía trước và phía sau, nâng hạ vai.

Những nguyên nhân dẫn đến xương bả vai bị đau gồm có:

Chấn thương và căng cơ

Căng cơ là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng đau bả vai. Khi các cơ và mô gặp vấn đề, cơn đau có thể xuất hiện ở khu vực xương hoặc đi kèm triệu chứng đau tại các nhóm cơ ở vai và lưng. Việc sử dụng sức quá mức ở các cơ bả vai có thể dẫn đến tình trạng căng cơ và chấn thương. Bên cạnh đó, những người gặp tình trạng stress nặng, cơ lưng và vai sẽ bị căng, co thắt gây đau các khu vực lân cận.

Rách cơ chóp xoay vai

Rách cơ chóp xoay là tình trạng các cơ xoay của khớp vai bị rách một phần hoặc toàn phần. Đây là một bệnh lý khá phổ biến ở khu vực khớp vai. Tình trạng này xảy ra khi các gân cơ chóp xoay vận hành khá lâu dẫn đến tình trạng thoái hoá, bị mài mòn nên bị rách.

Hội chứng đông cứng khớp vai

Hội chứng đông cứng khớp vai xảy ra khi khớp bị viêm quá mức, xảy ra sau chấn thương hoặc bị tự nhiên. Biểu hiện của tình trạng này là đau khớp vai đặc biệt nhiều về đêm dẫn đến tình trạng hạn chế vận động. Tình trạng bệnh này có thể tự giới hạn sau 2 - 3 năm nhưng người bệnh cần được điều trị và tập trị liệu phục hồi chức năng nhằm lấy lại sự vận động cho khớp vai.

Trật xương khớp

Đây là tình trạng dễ gặp phải khi xảy ra chấn thương trong quá trình chơi thể thao hoặc gặp tai nạn. Khớp vai bị trật gây biến dạng và quanh vùng vai, tay tay sẽ bị sưng, bầm tím kèm theo cơn đau. 

Nếu không xử lý kịp thời người bệnh có thể đối mặt với các tổn thương đến thần kinh, mạch máu, chóp xoay và các xương ở bên trong. Từ đó bệnh nhân sẽ bị suy giảm khả năng vận động đáng kể.

Viêm khớp

Viêm khớp có thể là nguyên nhân gây đau bả vai trái, kèm theo âm thanh lạo xạo hoặc lộp cộp trong khớp. Ngoài ra, vùng khớp quanh bả vai có thể xuất hiện triệu chứng sưng tấy, ửng đỏ và cảm giác ấm chi chạm vào.

Viêm khớp quanh vai là nguyên nhân phổ biến gây đau bả vai

Viêm khớp quanh vai là nguyên nhân phổ biến gây đau bả vai

Hội chứng đau cân cơ

Hội chứng đau cân cơ là một rối loạn đau mãn tính. Khi bị tình trạng này, người bệnh sẽ bị đau khi nhấn vào các điểm nhạy cảm trong cơ bắp (các điểm trigger) nhưng sẽ gây đau tại các vị trí khác không liên quan đến vùng bị đau cửa cơ thể. Đây được gọi là đau quy chiếu (referred pain).

Đau cơ xơ hóa 

Đau cơ xơ hoá là một bệnh lý gây đau toàn cơ thể. Các triệu chứng đặc trưng là những đơn đau từ sâu bên trong cơ và rất khó xác định vị trí đau chính xác. Bên cạnh cơn đau là những triệu chứng bỏng rát kèm theo lan toả ra khu vực xung quanh trong thời gian dài.

Các cơn đau có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào như cơ xương, gân, dây chằng và những tổ chức phần mềm khác trong cơ thể nhưng thường tập trung ở vùng cổ, vai, gáy, khu vực cột sống thắt lưng, khuỷu tay và hai đầu gối.

Loãng xương 

Loãng xương là tình trạng xương bị mỏng dần theo thời gian. Mật độ xương giảm khiến xương bị giòn hơn, dễ tổn thương và tăng nguy cơ bị gãy dù chỉ bị những chấn thương nhẹ. Loãng xương có thể gây ảnh hưởng đến lưng và cột sống gây đau tại bả vai.

Thóa hóa khớp vai

Do các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đều phải cử động bả vai liên tục nên khớp vai rất dễ bị thoái hoá. Nguyên nhân của sự thoái hoá là tình trạng sụn khớp bị bào mòn làm cho phần xương dưới sụn, các đầu xương bả vai không được bảo vệ và cọ sát vào nhau gây đau nhất là khi cử động. Quá trình cọ xát lâu ngày cũng làm xơ hoá xương dưới sụn từ đó làm thoái hoá các đầu xương, hình thành nên các gai xương và hốc xương dưới sụn. Thoái hoá khớp vai cũng là nguyên nhân góp phần gây sưng đau nhức tại vùng bả vai.

Thoái hoá khớp vai gây đau bả vai

Thoái hoá khớp vai gây đau bả vai

Hẹp ống sống

Hẹp ống sống là tình trạng thu hẹp không gian bên trong của ống sống, tạo một áp lực lớn lên các rễ thần kinh, tuỷ sống đi qua cột sống. Hẹp ống sống gây đau tới các bộ phận khác trên cơ thể trong đó có cả xương bả vai.

Thoái hóa đĩa đệm

Thoái hoá đĩa đệm là trình trạng các địa đệm cột sống mất đi sự dẻo dai vốn có và lệch khỏi vị trí thông thường dẫn đến làm đau các bộ phận khác trên cơ thể trong đó có xương bả vai.

Gãy xương bả vai

Trên thực tế xương bả vai rất khó bị gãy chỉ có những chấn thương lớn như bị tai nạn giao thông, chấn thương về thể thao hoặc té ngã mạnh mới có thể gây ra tình trạng này. Khi xương bả vai bị gãy sẽ làm cho người bệnh bị sưng, đau kèm theo bầm tím ở vùng bả vai.

Các vấn đề ở tim

Khi tim xảy ra các vấn đề nghiêm trọng cũng có thể tạo thành các cơn đau ở bả vai, xương bả vai hay khoảng trống giữa 2 xương. Triệu chứng kèm theo báo hiệu các vấn đề ở tim như đau tim, viêm màng ngoài tim, phình tách động mạch chủ.

Nếu bạn bị đau xương xương bả vai kèm theo biểu hiện đau tức ngực dữ dội, dai dẳng mà không giảm bớt thì người bệnh cần nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhồi máu cơ tim.

Các vấn đề ở phổi và ngực

Khi gặp các bệnh lý về phổi và ngực cũng có thể gây đau vùng bả vai. Một số bệnh lý như u ở đỉnh phổi sẽ khiến đau vai, bả vai và cánh tay. Bệnh zona gây đau khi các rễ thần kinh hỗ trợ xương bả vai bị ảnh hưởng.

Vấn đề ở bụng và xương chậu

Vấn đề ở bụng và xương chậu cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng đau xương bả vai. Cơ hoành có một mạng lưới dây thần kinh có thể bị viêm đau dẫn đến đau bả vai. Các vấn đề ở khoang bụng như sỏi mật, loét dạ dày, trào ngược axit dạ dày, bệnh gan sẽ thường gây đau ở xương bả vai phải trong khi bệnh viêm tuỵ sẽ đau bả vai trái.

Ung thư

Các khối u ác tính ở một số bộ phận ở ngực và bụng có thể gây đau bả vai như hạch bạch huyết, phổi, thực quản, dạ dày, gan, tuyến tuỵ, vú hoặc ung thư di căn đến xương.

Xem thêm: Nguyên nhân gây đau vai gáy bên phải và Cách chữa trị

2. Cách làm giảm đau bả vai trái an toàn

Những phương pháp giúp giảm đau bả vai trái hiệu quả:

Chườm nóng giảm đau

Chườm nóng là một cách chữa đau nhức bả vai hiệu quả. Khi chườm nóng, nhiệt độ tỏa ra sẽ giúp thư giãn phần cơ bả vai đang căng cứng, nhờ vậy sẽ tăng sự lưu thông máu tới các khu vực bị đau, giảm cảm giác đau nhức, sưng viêm ở vùng bả vai. Chườm nóng cũng giúp người bệnh dễ chịu và thư giãn hơn.

Chườm nóng giúp giảm đau bả vai trái hiệu quả

Chườm nóng giúp giảm đau bả vai trái hiệu quả

Xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt cùng châm cứu sẽ giúp thư giãn cơ vùng bả vai bị sưng đau. Sau đó thực hiện thêm nhiều phương pháp vật lý trị liệu khác để nâng cao hiệu quả. Khi khám bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh giảm đau bằng xung điện, nhiệt năng hoặc sóng ngắn, sóng siêu âm. Cùng với đó là sự kết hợp các phương pháp như kéo giãn, nắn, các bài tập vận động cho vai để giúp người bệnh điều trị tình trạng đau nhức bả vai hiệu quả.

Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm tình trạng đau vai

Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm tình trạng đau vai

Thư giãn khớp vai

Thư giãn khớp vai có thể áp dụng khi người bệnh bị đau nhức bả vai do nguyên nhân căng cơ quá mức khi tập luyện thể thao hoặc lao động nặng nhọc. Nếu do các nguyên nhân này thì phần lớn các cơn đau đều có thể tự khỏi nếu người bệnh dành đủ thời gian nghỉ ngơi cho cơ thể phục hồi, hạn chế vận động mạnh khi bị đau. Khi thư giãn khớp vai các cơ bắp, sụn viền, dây chằng vùng bả vai đang chịu áp lực sẽ được thả lỏng và thư giãn hơn.

Phương pháp này được các bác sĩ khuyên là chỉ nên áp dụng trong khoảng 3 ngày nếu sau thời gian này mà tình trạng không thuyên giảm thì nên chọn phương pháp khác hoặc đi thăm khám bác sĩ để được chữa trị nhanh chóng. Trong một vài trường hợp, nằm quá nhiều cũng có thể gây mỏi lưng vai và hạn chế lưu thông tuần hoàn máu.

Tập yoga giúp thư giãn vai

Tập yoga giúp thư giãn vai

Uống thuốc giảm đau

Uống thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn có thể giúp giảm các cơn đau dữ dội hoặc cải thiện tình trạng sưng viêm nặng nề. Tuỳ thuộc vào mức độ đau của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định dùng 2 nhóm thuốc sau:

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid NSAIDs: Nhóm thuốc này giúp giảm đau ở mức độ vừa và nhẹ, giảm tình trạng sưng viêm. Nhóm thuốc này sẽ hữu hiệu trong việc điều trị triệu chứng đau nhức do viêm. Trong nhóm này sẽ có các loại thuốc được dùng như Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen sodium….
  • Thuốc giảm đau: Đây là nhóm thuốc giúp cải thiện các cơn đau nhức nghiêm trọng, nhanh chóng nhờ ức chế các tính hiệu gây đau của hệ thần kinh. Thuốc giảm đau sẽ phát huy tác dụng sau khoảng từ 10 - 15 phút sử dụng, mang lại cảm giác dễ chịu nhanh chóng cho bệnh nhân. Một số loại thuốc nhóm này thường được kê như Acetaminophen, Aspirin,...

Thăm khám bác sĩ nếu tình trạng đau không thuyên giảm

Thăm khám bác sĩ nếu tình trạng đau không thuyên giảm

Tìm hiểu thêm: Bị đau vai phải thì phải làm sao? 4 Cách giảm đau hiệu quả

3. Cách chữa trị dứt điểm đau bả vai trái

Trong những trường hợp đã áp dụng các biện pháp trên mà bệnh nhân không thấy tiến triển tốt hơn thì cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh và có phương án điều trị thích hợp. Quy trình khám đau xương bả vai tại bệnh viện thường gồm các bước như:

Xét nghiệm

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm để thu hẹp phạm vi nguyên nhân gây đau, các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu để giúp phát hiện nhiễm trùng
  • Xét nghiệm tốc độ lắng của máu để phát hiện các dấu hiệu về viêm
  • Xét nghiệm protein phản ứng C để giúp kiểm tra tình trạng viêm
  • Xét nghiệm chức năng gan để phát hiện các bệnh lý ở gan

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X- quang: Phương pháp này sẽ cung cấp hình ảnh về xương và khớp. Từ kết quả chụp, bác sĩ sẽ kiểm tra được những thay đổi do viêm khớp tại khớp vai như gai xương hoặc gãy xương. Tuy vậy, chụp X-quang sẽ không thấy được sự thay đổi hoặc vấn đề xảy ra ở các mô mềm như cơ, gân của cơ thể.

Siêu âm: Đây là phương pháp được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ trình trạng viêm, rách hoặc đứt gân,... Đây là một phương pháp hữu ích để có bằng chứng xác định nguồn gốc cơn đau.

Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ: Hai phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định khi có nghi ngờ gãy xương liên quan tới tai nạn. Hình những hình ảnh này sẽ xác định được mức độ tổn thương để đưa ra đánh giá có cần phẫu thuật hay điều trị thêm không.

Kiểm tra tim

Như đó nói trên, một số nguyên nhân gây đau bả vai có thể liên quan đến các vấn đề về tim. Vì vậy khi có nghi ngờ hoặc các biểu hiện liên quan, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh kiểm tra tim bằng các biện pháp như:

  • Điện tâm đồ (ECG): Phương pháp này giúp bác sĩ theo dõi các hoạt động, tốc độ và nhịp đập của tim từ đó phát hiện các bất thường nếu có.
  • Nghiệm pháp gắng sức: Nghiệm pháp này sẽ giúp bác sĩ xác định được các triệu chứng đau ngực, khó thở, hồi hộp có phải do các nguyên nhân bắt nguồn từ tim mạch không đồng thời xác định được độ khoẻ của tim khi cơ thể gắng sức.

Việc lựa chọn một cơ sở uy tín với các bác sĩ đầu ngành về xương khớp sẽ giúp bệnh nhân có những phác đồ điều trị hiệu quả, giúp nhanh chóng trở về cuộc sống bình thường. Để đặt lịch khám với các bác sĩ nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xương khớp, quý khách có thể liên hệ qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi. Đây là một app đặt lịch tại các bệnh viện lớn với những ưu điểm nổi bật như:

  • Chủ động đặt lịch khám trước, bạn có thể tự chọn ngày khám, giờ khám và bác sĩ khám mong muốn theo yêu cầu cá nhân.
  • Đến khám theo giờ đã đặt giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi, hạn chế việc xếp hàng, đông đúc.

Quý khách có thể đặt lịch khám với các bác sĩ xương khớp giỏi ở Hà Nội ở những bệnh viện hàng đầu như bệnh viện Thu Cúc, tổ hợp Y tế Mediplus, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện E,... Một số bác sĩ nổi tiếng, được nhiều bệnh nhân yêu thích lựa chọn như:

  • Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Ân
  • Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Đoàn Văn Đệ
  • Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Trọng Lưu
  • Cùng nhiều bác sĩ giỏi khác,...

Đặt lịch khám bệnh với IVIE - Bác sĩ ơi

Đặt lịch khám bệnh với IVIE - Bác sĩ ơi

Trên đây là những thông tin về những nguyên nhân và phương pháp giúp giảm tình trạng đau bả vai trái IVIE - Bác sĩ ơi đã tổng hợp. Hy vọng các kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn khắc phục sưng đau bả vai hiệu quả. Nếu bạn muốn đặt lịch khám đầu gối tại các cơ sở uy tín về xương khớp tại Hà Nội, bạn liên hệ App đặt lịch khám bệnh hoặc gọi số 1900.3367 sẽ được hỗ trợ chi tiết.

1900 3367

Đặt lịch khám đau bả vai trái tại bệnh viện uy tín

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 07/06/2024 - Cập nhật 07/06/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

8 Địa chỉ khám cột sống cho trẻ em tốt nhất tại Hà Nội

8 Địa chỉ khám cột sống cho trẻ em tốt nhất tại Hà Nội

Cong vẹo cột sống là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và thiếu niên từ 10 - 15 tuổi. Khám và điều trị cong vẹo cột sống cho trẻ nên được thực hiện sớm để...

Icon thời gian
26/07/2024
30 Lượt xem
Icon thời gian
12 Phút đọc
Khám cột sống thắt lưng ở đâu thì tốt? Bảng giá khám

Khám cột sống thắt lưng ở đâu thì tốt? Bảng giá khám

Đau cột sống thắt lưng là một bệnh lý khá phổ biến ở nhiều người. Việc điều trị cột sống thắt lưng sớm là điều quan trọng để hạn chế các biến chứng về sau. Vậy ...

Icon thời gian
26/07/2024
18 Lượt xem
Icon thời gian
8 Phút đọc
Top phòng khám cột sống tại TP.HCM uy tín, chất lượng

Top phòng khám cột sống tại TP.HCM uy tín, chất lượng

Việc tìm kiếm một phòng khám cột sống TPHCM đáng tin cậy có thể gặp nhiều khó khăn do số lượng phòng khám tại nơi đây rất phong phú. Chính vì vậy trong bài...

Icon thời gian
26/07/2024
15 Lượt xem
Icon thời gian
7 Phút đọc
Hậu quả của cong vẹo cột sống với người lớn và trẻ em

Hậu quả của cong vẹo cột sống với người lớn và trẻ em

Người lớn hay trẻ em đều là các đối tượng dễ bị cong vẹo cột sống. Tình trạng này tuy không quá nguy hiểm với tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời, có...

Icon thời gian
26/07/2024
18 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG