Nội dung chính
  • 1. Điều trị hội chứng kháng phospholipid như thế nào?
  • 2. Các thuốc chống đông máu có tác dụng phụ không?
  • 3. Các loại thuốc nào an toàn được sử dụng để ngăn ngừa sảy thai ở phụ nữ mắc hội chứng kháng phospholipid không ?
  • 4. Có phương pháp điều trị hoàn toàn hội chứng kháng phospholipid không?
Nội dung chính
  • 1. Điều trị hội chứng kháng phospholipid như thế nào?
  • 2. Các thuốc chống đông máu có tác dụng phụ không?
  • 3. Các loại thuốc nào an toàn được sử dụng để ngăn ngừa sảy thai ở phụ nữ mắc hội chứng kháng phospholipid không ?
  • 4. Có phương pháp điều trị hoàn toàn hội chứng kháng phospholipid không?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Điều trị hội chứng kháng phospholipid như thế nào?

Hầu hết những người mắc hội chứng kháng phospholipid cần dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu hàng ngày trong suốt quãng đời còn lại của họ. Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu về bệnh dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Điều trị hội chứng kháng phospholipid như thế nào?
  • 2. Các thuốc chống đông máu có tác dụng phụ không?
  • 3. Các loại thuốc nào an toàn được sử dụng để ngăn ngừa sảy thai ở phụ nữ mắc hội chứng kháng phospholipid không ?
  • 4. Có phương pháp điều trị hoàn toàn hội chứng kháng phospholipid không?

1. Điều trị hội chứng kháng phospholipid như thế nào?

Mục tiêu chính của việc điều trị hội chứng kháng phospholipid là ngăn ngừa các biến chứng mà hội chứng này gây ra, như là hình thành cục máu đông gây tắc mạch cấp tính và/hoặc sảy thai liên tiếp.

Hầu hết những người mắc hội chứng kháng phospholipid cần dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu hàng ngày trong suốt quãng đời còn lại của họ.

Thuốc chống đông máu thường được sử dụng để ngăn ngừa cục máu đông được hình thành. Thuốc chống đông máu mà những người mắc hội chứng kháng phospholipid có thể sử dụng bao gồm:

  • Heparin tiêm tĩnh mạch: Nếu một bệnh nhân có cục máu đông gây tắc mạch cấp tính, họ sẽ được tiêm tĩnh mạch heparin - một chất chống đông máu dùng trong bệnh viện.

Heparin tiêm tĩnh mạch

Heparin tiêm tĩnh mạch

  • Warfarin uống (Coumadin): warfarin dang viên nén thường được khuyên dùng nếu bệnh nhân mắc hội chứng kháng phospholipid  và có tiền sử tắc mạch do hình thành cục máu đông, như trước đây bị DVT (deep vein thrombosis - huyết khối tĩnh mạch sâu) hoặc đột quỵ.

Warfarin uống

Warfarin uống

  • Aspirin: Những người mắc hội chứng kháng phospholipid có cục máu đông trong động mạch có thể dùng aspirin, loại thuốc này có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông.

Nếu xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân có kháng thể kháng phospholipid bất thường, nhưng bệnh nhân không có tiền sử bị tắc mạch do cục máu đông, thì thường nên dùng viên aspirin liều thấp. Nếu bệnh nhân không thể dùng aspirin, có thể chuyển sang thuốc kháng tiểu cầu thay thế là clopidogrel.

Những người đã từng bị sảy thai liên tiếp và đã được chẩn đoán mắc hội chứng kháng phospholipid có thể dùng các loại thuốc sau đây để ngăn ngừa sảy thai  tái diễn và sinh con khỏe mạnh:

  • Tiêm Enoxaparin và aspirin liều thấp: Tiêm Enoxaparin và aspirin liều thấp là phương pháp điều trị chuẩn để ngăn ngừa sảy thai ở những người mắc hội chứng kháng phospholipid. Liệu pháp phối hợp này được sử dụng ngay khi bắt đầu mang thai và tiếp tục trong giai đoạn ngay sau khi sinh em bé.

Tiêm Enoxaparin và aspirin liều thấp

Tiêm Enoxaparin và aspirin liều thấp

  • Truyền tĩnh mạch globulin miễn dịch: Trong những trường hợp sảy thai tái diễn khó hơn, có thể sử dụng truyền tĩnh mạc globulin miễn dịch
  • Corticosteroid (prednisone): Trong những trường hợp sảy thai tái diễn khó, có thể sử dụng corticosteroid như prednisone hoặc prednisolone.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám di truyền tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

2. Các thuốc chống đông máu có tác dụng phụ không?

Uống thuốc chống đông máu làm tăng nguy cơ chảy máu trong và chảy máu ngoài. Bác sĩ sẽ kiểm tra định kỳ bằng các xét nghiệm đông máu để đảm bảo máu của bệnh nhân có thể đông nếu họ bị chấn thương hoặc cần phẫu thuật.

Điều quan trọng là phải biết các dấu hiệu cảnh báo chảy máu khi bệnh nhân đang dùng thuốc lchống đông máu. Bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Chảy máu lợi và/hoặc mũi  không rõ nguyên nhân 
  • Có kinh nguyệt nhiều hơn bình thường (rong kinh).
  • Chất nôn có màu đỏ tươi hoặc giống như bã cà phê.
  • Phân có máu đỏ tươi hoặc phân đen 
  • Đau bụng hoặc đau đầu dữ dội.
  • Thay đổi thị lực đột ngột
  • Bị mất đột ngột khả năng vận động tay và/hoặc chân.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bệnh lý di truyền khác để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

3. Các loại thuốc nào an toàn được sử dụng để ngăn ngừa sảy thai ở phụ nữ mắc hội chứng kháng phospholipid không ?

Liệu pháp điều trị bằng heparin và aspirin liều thấp cho những người mang thai mắc hội chứng kháng phospholipid khá an toàn và hiệu quả 

4. Có phương pháp điều trị hoàn toàn hội chứng kháng phospholipid không?

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị hội chứng kháng phospholipid. Tuy nhiên, điều trị thuốc chống đông có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà hội chứng kháng phospholipid có thể gây ra, bao gồm tắc mạch cấp do hình thành cục máu đông và sảy thai liên tiếp..

Nhận tư vấn từ IVIE - Bác sĩ ơi hoặc gọi đến tổng đài để đặt lịch khám tại các bệnh viện, phòng khám hàng đầu.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/11/2022 - Cập nhật 28/11/2022
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh tăng cholesterole máu có tính gia đình: Nguyên...

Bệnh tăng cholesterole máu có tính gia đình: Nguyên...

Tăng cholesterol máu có tính gia đình là một bệnh lý di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở độ tuổi trẻ hơn bình thường. Đây là bệnh di truyền tim...

Icon thời gian
07/01/2023
1222 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Bạch tạng: những điều cần biết

Bạch tạng: những điều cần biết

Bạch tạng là một rối loạn di truyền hiếm gặp do đột biến của một số gen quy định tổng hợp melanin. Melanin kiểm soát sắc tố (màu) của da, mắt và tóc. Những...

Icon thời gian
07/01/2023
954 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Ung thư vú di truyền: những ai cần được xét nghiệm gen

Ung thư vú di truyền: những ai cần được xét nghiệm gen

Ung thư vú là căn bệnh ung thư hay gặp nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới. Bên cạnh việc sàng lọc thường xuyên bằng các phương pháp như tự khám tại nhà, siêu âm, ...

Icon thời gian
07/01/2023
857 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc
Ung thư vú di truyền: nguyên nhân gây bệnh là gì?

Ung thư vú di truyền: nguyên nhân gây bệnh là gì?

Ung thư vú là căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ và chiếm tỉ lệ tử vong cao trong số các bệnh lí ung thư trên toàn thế giới. Ung thư vú gây ra bởi nhiều yếu tố...

Icon thời gian
30/12/2022
703 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG