Nội dung chính
  • 1. Hội chứng Prader-Willi (PWS) là gì?
  • 2. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng Prader Willi
  • 3. Nguyên nhân của hội chứng Prader Willi
  • 4. Làm thế nào để biết chính xác một người có đang mắc hội chứng Prader Willi
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng Prader-Willi (PWS) là gì?
  • 2. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng Prader Willi
  • 3. Nguyên nhân của hội chứng Prader Willi
  • 4. Làm thế nào để biết chính xác một người có đang mắc hội chứng Prader Willi
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Hội chứng Prader Willi: Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh

Hội chứng Prader Willi (PWS) là một trong các hội chứng bất thường về di truyền tương tự như hội chứng Down, Edwards hay Patau nhưng hiếm gặp hơn. Tuy vậy, bất kì một bà mẹ nào cũng có nguy cơ mang thai và sinh ra những đứa trẻ mắc hội chứng Prader Willi. Vậy hội chứng này là gì và tại sao lại gây ra các ảnh hưởng nặng nề, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng Prader-Willi (PWS) là gì?
  • 2. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng Prader Willi
  • 3. Nguyên nhân của hội chứng Prader Willi
  • 4. Làm thế nào để biết chính xác một người có đang mắc hội chứng Prader Willi

1. Hội chứng Prader-Willi (PWS) là gì?

Hội chứng Prader Willi (PWS) xảy ra do mất chức năng vùng gen trên cánh dài của nhiễm sắc thể số 15 ở vị trí gần tâm (15q11-q13) có nguồn gốc từ bố. Đây là vùng có chứa nhiều gen, hoạt động theo cơ chế dấu ấn di truyền phức tạp nên biểu hiện lâm sàng đa dạng xuất hiện ở nhiều cơ quan, vì vậy bệnh có thể gặp ở nhiều chuyên khoa khác nhau.ư

Tần suất chung mắc phải hội chứng này ở trẻ sơ sinh là 1/15000 - 1/20000, tuy nhiên ở nước ta chưa có thống kê cụ thể về tỷ lệ mới mắc. Tuổi thọ trung bình của những bệnh nhân mắc hội chứng Prader-Willi thường giảm tùy vào mức độ nặng của bệnh. PWS gặp ở cả giới nam và nữ với tần suất như nhau, không phân biệt chủng tộc. PWS được coi là nguyên nhân di truyền phổ biến nhất của ở trẻ em mắc bệnh béo phì.

Tần suất chung mắc phải hội chứng Prader Willi ở trẻ sơ sinh là 1/15000 - 1/20000

Tần suất chung mắc phải hội chứng Prader Willi ở trẻ sơ sinh là 1/15000 - 1/20000

2. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng Prader Willi

Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể bao gồm 23 cặp nhiễm sắc thể thường và 2 chiếc nhiễm sắc thể giới tính. Nhiễm sắc thể là nơi chứa các gen quy định các đặc điểm về hình thái và chức năng của các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Tại nhiễm sắc thể thứ 15 có chứa vùng gen Prader-Willi ở gần tâm, là những gen hoạt động theo cơ chế dấu ấn di truyền (PWCR), vì vậy nếu những gen này mất hoạt động thì sẽ dẫn đến hội chứng Prader Willi. Đây là cũng hội chứng điển hình của cơ chế dấu ấn di truyền (genetics imprinting). Mức độ nặng của bệnh liên quan đến kích thước của vùng gen bị đột biến.

Các gen nằm trong hội chứng Prader-Willi là:

- Họ các gen snoRNA: nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân không có mặt các gen này đều có biểu hiện triệu chứng của PWS hoặc giống PWS.

- Gen SNURF- SNRPN: gen này không mã hóa protein nhưng điều khiển 6 gen snoRNA nhờ vào cơ chế điều hòa gen, vì vậy đột biến xảy ra tại các gen này cũng gây ra biểu hiện PWS.

- Gen MAGEL2: gen này biểu hiện mạnh mẽ nhất trong giai đoạn phát triển muộn của vùng dưới đồi và được cho là liên quan đến các rối loạn về ăn uống như chậm phát triển ở thời kì sơ sinh, tăng cân béo phì giai đoạn sau cai sữa,…

- Gen NDN: gen này có ảnh hưởng mạnh nhất ở giai đoạn muộn của phôi thai và giai đoạn sớm sau sinh, có vai trò trong phát triển hệ thần kinh, chống lại quá trình chết theo chương trình.

- Gen MKRN3: nếu gen này không hoạt động sẽ kích thích não bộ tăng sản xuất các hormon sinh dục, gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ gái dưới 8 tuổi và trẻ trai dưới 9 tuổi.

- Gen dấu ấn di truyền (IPW): Đây là gen không có khả năng quy định protein nhưng tác động lên các gen hoạt động theo cơ chế dấu ấn di truyền. Các nghiên cứu cho thấy đột biến trên các gen này gây đầy đủ các triệu chứng lâm sàng của WPS nhưng khi làm xét nghiệm di truyền lại không phát hiện ra đột biến tại các gen PWCR. Trường hợp này chiếm tỉ lệ dưới 1%.

Cơ chế bệnh sinh của hội chứng Prader Willi

Cơ chế bệnh sinh của hội chứng Prader Willi

Cơ chế dấu ấn di truyền là một cơ chế điều hòa gen, trong đó gen nằm trên nhiễm sắc thể có thể bị bất hoạt tùy thuộc vào việc nhiễm sắc thể đó có nguồn gốc từ bố hay từ mẹ. Nhiễm sắc thể số 15 chứa vùng gen PWCR hoạt động theo cơ chế này. Trong 2 nhiễm sắc thể 15, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.

Ở người bình thường, vùng gen PWCR bị bất hoạt ở nhiễm sắc thể từ mẹ do hiện tượng methyl hóa nên chỉ có vùng gen ở chiếc từ người bố hoạt động. Như vậy nếu có 1 nguyên nhân nào đó khiến cho vùng gen còn lại ở chiếc từ người bố cũng bị mất hoặc bất hoạt thì người này sẽ mất hoàn toàn sự hoạt động của vùng gen PWCR và gây ra hội chứng Prader Willi.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám di truyền tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Nguyên nhân của hội chứng Prader Willi

Có 4 nhóm nguyên nhân gây hội chứng Prader Willi bao gồm:

- Mất đoạn trên nhiễm sắc thể số 15 có nguồn gốc từ người bố chứa vùng gen q11-q13

- Chuyển đoạn giữa nhiễm sắc thể 15 và các nhiễm sắc thể khác gây mất đoạn tại vị trí q11-q13.

- Hai nhiễm sắc thể số 15 đều có nguồn gốc từ người mẹ, nguyên nhân do sự rối loạn trong giảm phân và thụ tinh ở trứng của mẹ.

- Đột biến tại vùng trung tâm dấu ấn di truyền dẫn đến sự methyl hóa và bất hoạt các gen PWCR.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bệnh lý di truyền khác để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

4. Làm thế nào để biết chính xác một người có đang mắc hội chứng Prader Willi

Chính vì đặc điểm cơ chế của bệnh mà một số kĩ thuật di truyền được sử dụng để chẩn đoán hội chứng Prader Willi bao gồm:

- Lập công thức nhiễm sắc thể

- Lai huỳnh quang tại chỗ (FISH)

- aCGH, MS-PCR, MLPA, giải trình tự gen,..

chẩn đoán hội chứng Prader Willi

Chẩn đoán hội chứng Prader Willi

Hội chứng Prader Willi ảnh hưởng cả về mặt thể chất, tâm thần, ngôn ngữ và hành vi, đặc biệt, còn kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng như béo phì, đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch, viêm khớp, ngưng thở khi ngủ…

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe, hãy đặt lịch khám thông qua IVIE - Bác sĩ ơi để đội ngũ bác sĩ và chuyên gia có thể giúp bạn phát hiện các bất thường một cách chính xác nhất hoặc gọi đến tổng đài để được tư vấn hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 18/11/2022 - Cập nhật 18/11/2022
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh tăng cholesterole máu có tính gia đình: Nguyên...

Bệnh tăng cholesterole máu có tính gia đình: Nguyên...

Tăng cholesterol máu có tính gia đình là một bệnh lý di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở độ tuổi trẻ hơn bình thường. Đây là bệnh di truyền tim...

07/01/2023

968 Lượt xem

4 Phút đọc

Bạch tạng: những điều cần biết

Bạch tạng: những điều cần biết

Bạch tạng là một rối loạn di truyền hiếm gặp do đột biến của một số gen quy định tổng hợp melanin. Melanin kiểm soát sắc tố (màu) của da, mắt và tóc. Những...

07/01/2023

661 Lượt xem

4 Phút đọc

Ung thư vú di truyền: những ai cần được xét nghiệm gen

Ung thư vú di truyền: những ai cần được xét nghiệm gen

Ung thư vú là căn bệnh ung thư hay gặp nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới. Bên cạnh việc sàng lọc thường xuyên bằng các phương pháp như tự khám tại nhà, siêu âm, ...

07/01/2023

688 Lượt xem

3 Phút đọc

Ung thư vú di truyền: nguyên nhân gây bệnh là gì?

Ung thư vú di truyền: nguyên nhân gây bệnh là gì?

Ung thư vú là căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ và chiếm tỉ lệ tử vong cao trong số các bệnh lí ung thư trên toàn thế giới. Ung thư vú gây ra bởi nhiều yếu tố...

30/12/2022

517 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG