Hiện nay, khoa học xã hội phát triển, cùng với sự phát triển của ngành tâm lý học, nhiều hội chứng rối loạn ám ảnh đã được phát hiện ra. Tuy nhiên, ở mỗi người, các hội chứng tâm lý này lại biểu hiện khác nhau và có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Trong bài viết hôm nay, IVIE- Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu về một hội chứng tâm lý: Hội chứng sợ không gian hẹp hay còn biết với tên gọi hội chứng sợ không gian kín. Mời các bạn hãy cùng theo dõi!
1. Hội chứng sợ không gian hẹp là gì?
Hội chứng sợ không gian hẹp là một loạt các triệu chứng hoảng sợ, lo lắng hay hoảng loạn khi người bệnh ở trong không gian hẹp, kín như thang máy, phòng tối…..Các triệu chứng của hội chứng này giống rối loạn lo âu nhưng không phải một dạng rối loạn lo âu.
Hội chứng sợ không gian hẹp gây ra ám ảnh tâm lý khá lớn với người bệnh
Hội chứng sợ không gian hẹp ảnh hưởng thế nào đến người mắc?
Cũng như các hội chứng tâm lý khác như triệu chứng rối loạn lo âu hay hội chứng sợ đám đông…hội chứng sợ không gian hẹp ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống hàng ngày của người mắc bệnh.
Người bệnh sẽ không thể ở trong các không gian kín, hẹp như phòng ngủ không có cửa sổ, thang máy (nhất là trong trường hợp thang máy bị hỏng), phòng thay đồ hay thậm chí là một nhà vệ sinh thiếu ánh sáng… Trong nhiều trường hợp, hội chứng này gây ra ám ảnh tâm lý khá lớn với người bệnh, khiến cho họ trở nên nhút nhát, yếu đuối và thiếu tự tin hơn.
2. Dấu hiệu cho thấy bạn bị hội chứng sợ không gian hẹp
Các biểu hiện của hội chứng không gian hẹp tương đối đa dạng và khác nhau tùy từng bệnh nhân. Sau đây là một số biểu hiện thường thấy khi người bệnh gặp các không gian hẹp mà IVIE- Bác sĩ ơi tổng hợp lại được từ nhiều bệnh nhân:
-
Đổ mồ hôi, ra nhiều mồ hôi tay
-
Run rẩy
-
Người nóng bừng hoặc lạnh ngắt
-
Nôn hoặc buồn nôn
-
Choáng váng, chóng mặt
-
Thở nhanh, thở nông (ngắn) hoặc thở dốc
-
Tim đập nhanh, tức ngực, khó thở
-
Cảm thấy mất phương hướng
-
Hoảng sợ, lo lắng
-
Đôi khi: xỉu, ngất
Ra nhiều mồ hôi tay có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn bị hội chứng sợ không gian hẹp
Ngoài ra, người bệnh có thể có những biểu hiện cố tránh né những không gian kín, hẹp:
-
Luôn tìm cách trốn tránh đi thang máy, đi tàu hay máy bay giờ cao điểm
-
Luôn tìm sẵn hướng thoát hiểm tại bất kỳ nơi nào
-
Lo lắng hay sợ hãi khi bị đóng cửa một mình trong phòng
-
Tìm một góc yên tĩnh và ít người khi ở trong buổi tiệc đông đúc.
Một số không gian có thể khiến những người mắc hội chứng sợ không gian hẹp có thể khởi phát bệnh:
-
Nhà vệ sinh hẹp, không có cửa thông gió
-
Thang máy, đặc biệt khi bị hỏng và đèn tắt
-
Đi máy bay hoặc ô tô quá nhỏ, kín
-
Phòng thử đồ của các shop quần áo
-
Thang bộ của các tòa nhà cao tầng
-
Phòng chụp Xquang, cộng hưởng từ
-
Các hang động, đường hầm
Người mắc hội chứng sợ không gian hẹp có thể khởi phát bệnh tại một số không gian hẹp, nhỏ, tối
Ngoài ra, người mắc hội chứng sợ không gian kín có thể có nhiều biểu hiện khác hay hoảng loạn ở những không gian khác nhau. Bạn cần lưu ý rằng, độ rộng hẹp của các không gian khác nhau tùy thuộc vào quan điểm cá nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
3. Nguyên nhân gây nên hội chứng sợ không gian hẹp
Hiện nay nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, tuy nhiên nguyên nhân gây nên hội chứng sợ không gian hẹp vẫn chưa được xác định và công nhận hoàn toàn. Hội chứng này thường được giải thích bởi các ám ảnh tâm lý trong quá khứ, có thể gặp ở tuổi thơ hay quá trình dậy thì.
Chứng bệnh này được các nhà khoa học tạm thời giải thích rằng: Hạch hạnh nhân trong não gặp vấn đề nên không thể quản lý được nỗi sợ hãi. Khi gặp một tình huống bất ngờ, người bệnh thường biểu hiện bằng sự hoảng loạn, sợ hãi và không kiểm soát được hành vi.
Tổng đài tư vấn đặt lịch khám sức khỏe tâm thần, tâm lý
1900 3367
4. Cách xử lý khi hội chứng sợ không gian hẹp phát tác
Vậy khi người bệnh gặp một không gian hẹp thì nên làm gì để khống chế nỗi sợ hãi? Sau đây là một số cách IVIE- Bác sĩ ơi gợi ý, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi gặp những tình huống này:
-
Hít sâu, thở đều và thở chậm rãi theo nhịp. Bạn có thể đếm từ một đến ba trong mỗi nhịp thở.
-
Chuyển sự chú ý sang những vật quen thuộc, khiến bạn cảm thấy an toàn như đồng hồ đeo tay, điện thoại hay máy đọc sách.
-
Liên tục trấn an, nhắc nhở bản thân có thể vượt qua nỗi sợ hãi.
-
Tưởng tượng về một khung cảnh yên bình, dễ chịu hay những điều mà bạn yêu thích như: nghe nhạc, ngâm nga hát….
Nghe nhạc khi hội chứng sợ không gian hẹp phát tác giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn
5. Cách chữa trị hội chứng sợ không gian hẹp
Khi bạn nhận ra bản thân mình hoặc người xung quanh mắc hội chứng này, bạn nên đi khám bác sĩ tâm lý hoặc tư vấn bác sĩ tâm lý online để có thể biết chính xác tình trạng bệnh của mình và có các phương pháp chữa trị phù hợp, mang lại hiệu quả tốt.
Một số địa chỉ uy tín trong khám và điều trị hội chứng sợ không gian kín
Khám trực tiếp tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tâm lý, bạn sẽ được tư vấn trực tiếp với bác sĩ, làm một số xét nghiệm hay test hành vi, cảm xúc, từ đó giúp việc chẩn đoán của bạn được chính xác. IVIE- Bác sĩ ơi chia sẻ cho các bạn một số cơ sở y tế uy tín khám sức khỏe tâm thần tại Hà Nội bạn có thể tham khảo:
-
Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội;
-
Phòng khám Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội;
-
Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa: 37 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội;
Một số bác sĩ tâm lý giỏi tại Hà Nội
Hoặc bạn có thể lựa chọn khám tâm lý online với bác sĩ giỏi sẽ giúp bạn nhận thức chính xác được vấn đề của bản thân, nhận được các lời khuyên, tư vấn và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp.
IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý các bác sĩ tâm lý online có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm dưới đây, bác sĩ được nhiều người bệnh đánh giá cao về quá trình thăm khám và hiệu quả điều trị.
Thông qua cuộc gọi video call bác sĩ sẽ trao đổi trực tuyến và tiến hành từng bước điều trị, đây là cách điều trị hội chứng sợ không gian hẹp được nhiều người sử dụng. Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi và đặt khám với bác sĩ tâm lý.
Tải app
Khám tâm lý online, liệu pháp điều trị tại nhà
Một số liệu pháp chữa trị hội chứng sợ không gian hẹp
-
Liệu pháp nhận thức hành vi: Còn được biết đến với tên Tiếng Anh Cognitive Behavioral Therapy – CBT. Liệu pháp này sẽ giúp bạn chuyển hướng các suy nghĩ tiêu cực khi gặp tình huống gây sợ hãi. Nếu thực hiện tốt liệu pháp này, bạn sẽ kiểm soát được nỗi sợ và kiểm soát được hành vi của mình.
-
Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý: Liệu pháp này còn được biết đến với tên tiếng Anh chuyên ngành là Rational Emotive Behavioral Therapy – REBT. Nó tập trung vào việc tìm ra các cảm xúc, hành vi không lành mạnh, từ đó các chuyên gia sẽ hỗ trợ người bệnh loại bỏ các niềm tin, suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, thay thế vào đó là các niềm tin tích cực.
-
Thư giãn và tưởng tượng: Khi một cơn hoảng loạn xuất hiện, bạn có thể thư giãn bằng những thứ bạn yêu thích như nghe một bản nhạc dịu êm, ngắm một bức tranh đẹp hay tưởng tượng về khung cảnh yên bình, thoải mái hay một khoảnh khắc tuyệt vời của cuộc sống. Liệu pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao nếu người bệnh thực hiện đúng cách.
Thư giãn và tưởng tượng là liệu pháp chữa trị hội chứng sợ không gian hẹp đem lại hiệu quả cao
-
Tập tiếp xúc và làm quen với các tác nhân gây sợ hãi: Đây là phương pháp khá phổ biến trong việc điều trị các bệnh tâm lý, rối loạn hay hoảng sợ. Khi mắc các hội chứng này, bạn không nên cố né tránh các tác nhân này mà hãy tập làm quen tiếp xúc với các tác nhân một cách từ từ, chậm rãi sau đó tăng dần mức độ. Các tình huống này sẽ nằm trong mức độ an toàn nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm!
-
Thuốc uống: Sau khi tiến hành khám và xác định được chính xác tình trạng bệnh, các bác sĩ có thể kê cho bạn các đơn thuốc, giúp chống trầm cảm và lo âu, từ đó cải thiện được nỗi sợ hãi.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về hội chứng sợ không gian hẹp mà IVIE- Bác sĩ ơi đã cung cấp cho quý độc giả. IVIE- Bác sĩ ơi chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt và một tình thần lành mạnh!