Nội dung chính
  • 1. Hội chứng sợ đám đông thực chất là gì? Có phải là bệnh?
  • 2. Dấu hiệu cho thấy bạn bị hội chứng sợ đám đông
  • 3. Nguyên nhân gây nên hội chứng sợ đám đông
  • 4. Hội chứng sợ đám đông đi kèm rối loạn hoảng sợ
  • 5. Bị hội chứng sợ đám đông có nguy hiểm không?
  • 6. Phương pháp điều trị hội chứng sợ đám đông
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng sợ đám đông thực chất là gì? Có phải là bệnh?
  • 2. Dấu hiệu cho thấy bạn bị hội chứng sợ đám đông
  • 3. Nguyên nhân gây nên hội chứng sợ đám đông
  • 4. Hội chứng sợ đám đông đi kèm rối loạn hoảng sợ
  • 5. Bị hội chứng sợ đám đông có nguy hiểm không?
  • 6. Phương pháp điều trị hội chứng sợ đám đông
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những lầm tưởng về hội chứng sợ đám đông bạn nên biết

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Sự phát triển của chuyên ngành tâm lý học đã khai phá ra nhiều chứng bệnh tâm lý: rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,.... hội chứng sợ đám đông cũng là một trong số đó. Hội chứng sợ đám đông là hiện tượng bệnh lý tương đối phổ biến, nhưng còn được ít người biết đến và hiểu rõ. Vậy hội chứng sợ đám đông là gì và điều trị ra sao, các bạn hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng sợ đám đông thực chất là gì? Có phải là bệnh?
  • 2. Dấu hiệu cho thấy bạn bị hội chứng sợ đám đông
  • 3. Nguyên nhân gây nên hội chứng sợ đám đông
  • 4. Hội chứng sợ đám đông đi kèm rối loạn hoảng sợ
  • 5. Bị hội chứng sợ đám đông có nguy hiểm không?
  • 6. Phương pháp điều trị hội chứng sợ đám đông

1. Hội chứng sợ đám đông thực chất là gì? Có phải là bệnh?

Hội chứng sợ đám đông hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là Enochlophobia, là tình trạng sợ hãi quá mức khi ở trong một không gian có quá nhiều người, khi đứng xếp hàng hay tiến đến một đám đông. Bạn có thể cảm thấy lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn hay bối rối, tuyệt vọng dù chỉ là một tình huống hay hoạt động rất thường ngày.

Hội chứng sợ đám đông là tình trạng sợ hãi quá mức khi ở trong một không gian có quá nhiều người

Hội chứng sợ đám đông là tình trạng sợ hãi quá mức khi ở trong một không gian có quá nhiều người

Từ cảm giác đó, người mắc hội chứng sợ đám đông luôn cố né tránh những nơi công cộng đông người, những buổi gặp mặt hay những bữa tiệc, hay luôn cần phải có một người đồng hành đi cùng để giảm đi nỗi sợ. Người đồng hành đó có thể là người thân, bạn thân… Đôi khi, hội chứng sợ đám đông khiến cho người bệnh thu mình, không dám đi ra khỏi nhà, từ đó ảnh hưởng lớn đến khả năng giao tiếp và các mối quan hệ xã hội.

Các nghiên cứu về chứng bệnh này cho thấy tỷ lệ nữ giới mắc bệnh này nhiều hơn nam giới. 

2. Dấu hiệu cho thấy bạn bị hội chứng sợ đám đông

Vậy làm thế nào để bạn biết được mình đã mắc phải hội chứng sợ đám đông hay không? Tương tự như các chứng bệnh tâm lý khác, chứng bệnh này có những triệu chứng vô cùng đa dạng, biểu hiện ở cả thể chất, hành vi và cảm xúc.

Một số dấu hiệu của hội chứng sợ đám đông phổ biến của chứng bệnh này như sau:

  • Luôn cảm thấy lo lắng từ nhẹ đến nặng, đôi khi là hoảng loạn khi nghĩ đến đám đông hoặc phải tiếp xúc với đám đông;

  • Bệnh nhân có cảm giác khó thở, ù tai, chóng mặt, buồn nôn hay toát mồ hôi tay khi đối diện với đám đông;

  • Đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp cũng là những triệu chứng của hội chứng này;

  • Không thể giao tiếp và hoạt động bình thường trong đám đông, đôi khi không phân biệt được thực và ảo.

Lo lắng, hoảng loạn khi xếp hàng hay ở nơi đông người là một trong những dấu hiệu của hội chứng sợ đám đông

Lo lắng, hoảng loạn khi xếp hàng hay ở nơi đông người là một trong những dấu hiệu của hội chứng sợ đám đông

Các triệu chứng này thường xảy ra khi:

  • Ra khỏi nhà một mình

  • Xếp hàng hay ở nơi đông người

  • Không gian kín: rạp chiếu phim, thang máy đông người,...

  • Không gian mở: Trung tâm thương mại, bãi đỗ xe, bến tàu…

3. Nguyên nhân gây nên hội chứng sợ đám đông

Nguyên nhân gây nên hội chứng sợ đám đông rất đa dạng và tương đối khó xác định chính xác. Các bạn hãy cùng IVIE- Bác sĩ ơi tìm hiểu một số nguyên nhân chính nhé!

  • Trước hết là yếu tố di truyền, sinh học: Tình trạng sức khỏe, gene di truyền. Ngoài ra, bệnh nhân mắc các bệnh tâm lý khác như rối loạn hoảng sợ hoặc ám ảnh khác cũng dễ mắc hội chứng sợ đám đông. 

  • Tính cách: Những người có tính cách hướng hội dễ mắc hội chứng sợ đám đông hơn, và biểu hiện cũng thường nặng hơn.

  • Môi trường: Môi trường làm việc, học tập hay gia đình căng thẳng hay những trải nghiệm không tốt trong quá khứ có thể gây nên hội chứng sợ đám đông, sống khép mình.

4. Hội chứng sợ đám đông đi kèm rối loạn hoảng sợ

Một số bệnh nhân vừa mắc hội chứng sợ đám đông vừa đi kèm rối loạn hoảng sợ. Rối loạn hoảng sợ là một loại rối loạn lo âu, bệnh nhân sẽ trải qua cảm giác đột ngột sợ hãi tột độ, cơn hoảng loạn sẽ đạt đỉnh cao sau vài phút. Lúc này bệnh nhân đã bị mất kiểm soát hoàn toàn, lên cơn đau tim, nhịp tim nhanh hoặc thậm chí cảm thấy cái chết đã ở rất gần.

Hội chứng sợ đám đông vừa đi kèm rối loạn hoảng sợ có thể khiến người bệnh bị mất kiểm soát hoàn toàn

Hội chứng sợ đám đông vừa đi kèm rối loạn hoảng sợ có thể khiến người bệnh bị mất kiểm soát hoàn toàn

Một số triệu chứng của hội chứng sợ đám đông đi kèm rối loạn hoảng sợ như sau:

  • Nhịp tim nhanh

  • Vã mồ hôi

  •  Khó thở, cảm thấy tức ngực, nghẹt thở

  • Ù tai, chóng mặt

  • Cảm thấy run tay chân, tê liệt

  • Đau bụng, tăng huyết áp, tiêu chảy

  • Cảm thấy cái chết đang ở rất gần

5. Bị hội chứng sợ đám đông có nguy hiểm không?

Có lẽ nhiều người sẽ có chung câu hỏi: Hội chứng sợ đám đông có nguy hiểm không, có gây nên bệnh gì không? 

So với rối loạn lo âu thì sợ đám đông  ít nguy hiểm hơn nhiều, tuy nhiên nó gây ra rất nhiều bất tiện trong cuộc sống.

  • Bệnh nhân lúc nào cũng trong trạng thái lo lắng, bất an, sợ hãi ngay cả trong những hoạt động thường ngày hay đứng phát biểu trước đám đông, điều này làm cho sự thăng tiến trong công việc bị trì trệ, các mối quan hệ xã hội bị thu lại. 

  • Bệnh nhân có hội chứng sợ đám đông luôn có xu hướng khép mình, cô lập, vì vậy bệnh nhân rất dễ dẫn đến stress, stress nặng, lo âu và trầm cảm.

  • Hội chứng sợ đám đông có khả năng tái phát rất cao nếu không chữa trị kịp thời, vì vậy bạn cần nhận ra các dấu hiệu sớm của bệnh để có thể đi khám và tư vấn bác sĩ tâm lý.

Hội chứng sợ đám đông vừa đi kèm rối loạn hoảng sợ có thể khiến người bệnh bị mất kiểm soát hoàn toàn

Người mắc hội chứng sợ đám đông luôn có xu hướng khép mình, cô lập

Vậy khi nào thì chúng ta cần đi khám bác sĩ?

Bình thường, các triệu chứng của hội chứng sợ đám đông không quá nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng nhiều cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng như rối loạn hoảng sợ: nhịp tim nhanh, khó thở, mất kiểm soát… , ảnh hưởng xấu đến công việc và cả đời sống hàng ngày khiến bạn khó chịu trong người, bạn nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa tâm lý ngay, càng sớm càng tốt.

6. Phương pháp điều trị hội chứng sợ đám đông

Hội chứng sợ đám đông gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh, vì vậy cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Hội chứng sợ đám đông chưa có phác đồ điều trị cụ thể và triệt để, nhưng có những cách giúp giảm nhẹ và đẩy lùi nó hiệu quả. Sau đây là một số biện pháp giúp giảm sợ hãi cho người bệnh khi mắc phải hội chứng này:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, nâng cao sức bền;

  • Tập thói quen hít thở sâu, điều hòa nhịp thở khi lo lắng;

  • Bạn nên dành thời gian để thư giãn, chữa lành bản thân như ngồi thiền, đây là một cách hiệu quả để lấy lại cân bằng sau khi đối mặt với cơn hoảng sợ đám đông; 

  • Tự tin, giải tỏa cho bản thân: Bắt đầu bước ra khỏi vùng an toàn từ những hành vi nhỏ, sau dần là tiếp xúc với đám đông để tập làm quen;

  • Người bệnh nên có một người thân trong gia đình hoặc bạn thân hỗ trợ, đồng hành, giúp người bệnh cảm thấy yên tâm, bớt lo lắng, sợ hãi;

  • Bệnh nhân có thể nhai kẹo cao su khi lo lắng;

  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc an thần theo chỉ định của bác sĩ để làm giảm cơn hoảng sợ.

Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao là một trong những phương pháp điều trị hội chứng sợ đám đông

Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao là một trong những phương pháp điều trị hội chứng sợ đám đông

Ngoài việc xây dựng một lối sống tinh thần khỏe mạnh, tự tin, thoải mái thì việc đi khám bác sĩ cũng là điều vô cùng cần thiết ở các bệnh nhân mắc hội chứng sợ đám đông. Các bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện các bài test hành vi và cảm xúc để tìm ra tình trạng chính xác bạn đang gặp phải, từ đó có thể áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, như phương pháp tâm lý trị liệu, giúp bạn vượt qua nỗi sợ bằng cách dũng cảm đối diện với nó.

Nếu bạn đang mắc phải các triệu chứng trên và tình trạng ngày càng trở nên trầm trọng, bạn nên đi khám và tư vấn bác sĩ tâm lý để được giải quyết. Một số cơ sở y tế uy tín tại Hà Nội bạn có thể tham khảo:

  • Viện Sức khoẻ Tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai

  • Phòng khám Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

  • Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa

Bạn có thể gọi tổng đài đặt khám để được hỗ trợ khám ưu tiên với bác sĩ tâm lý của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội hoặc phòng khám uy tín khác.

1900 3367

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn tư vấn tâm lý từ xa tại nhà, đây là hình thức khám chữa bệnh tâm lý từ xa, thông qua cuộc gọi video call bác sĩ sẽ trao đổi trực tuyến và tiến hành từng bước điều trị, đây là liệu pháp hữu hiệu được nhiều người sử dụng. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý các bác sĩ tư vấn từ xa có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm dưới đây, bác sĩ được nhiều người bệnh đánh giá cao về quá trình thăm khám và hiệu quả điều trị.

Bác sĩ tư vấn từ xa luôn đồng cảm với người bệnh

Tư vấn tâm lý từ xa, liệu pháp điều trị tại nhà

Hội chứng sợ đám đông không quá nguy hiểm, nhưng nó lại ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc của người mắc, vì vậy cần phát hiện sớm và đi khám bác sĩ hoặc tư vấn bác sĩ online để nhận được phương pháp điều trị phù hợp. Trong bài viết trên, IVIE- Bác sĩ ơi đã cùng bạn tìm hiểu một chứng bệnh tâm lý mà mọi người còn ít quan tâm, hy vọng bạn đã nhận được những thông tin hữu ích.

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

15+ Dấu hiệu trầm cảm không nên xem thường

Trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý tương đối phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người còn không phân biệt được trầm cảm với cảm xúc buồn bã thông...

Icon thời gian
15/08/2023
1079 Lượt xem
Icon thời gian
9 Phút đọc

13+ Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nữ giới và cách điều trị

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO, hiện nay có khoảng 300 triệu người mắc bệnh trầm cảm. Trầm cảm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ, tuy...

Icon thời gian
15/08/2023
1399 Lượt xem
Icon thời gian
11 Phút đọc

Trầm cảm ở tuổi dậy thì? Vì đâu dẫn đến tự tử ở trẻ em?

Ngày này, trầm cảm đang dần trở thành một chứng bệnh tâm lý có tỷ lệ mắc cao. Đặc biệt, độ tuổi mắc trầm cảm ngày càng giảm và có thể xuất hiện ở cả trẻ em,...

Icon thời gian
11/08/2023
749 Lượt xem
Icon thời gian
10 Phút đọc

20+ Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần chữa trị ngay

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm lý ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, trầm cảm có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi, gặp nhiều ở đối tượng học...

Icon thời gian
07/08/2023
3769 Lượt xem
Icon thời gian
8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG