Nội dung chính
  • 1. Bị mất ngủ khi mang thai là như thế nào?
  • 2. Nguyên nhân khiến thai phụ bị mất ngủ khi mang thai
  • 3. 14 mẹo trị chứng mất ngủ khi mang thai hiệu quả
  • 4. Tham gia tư vấn bác sĩ tâm lý để tránh khỏi trầm cảm khi mang thai
Nội dung chính
  • 1. Bị mất ngủ khi mang thai là như thế nào?
  • 2. Nguyên nhân khiến thai phụ bị mất ngủ khi mang thai
  • 3. 14 mẹo trị chứng mất ngủ khi mang thai hiệu quả
  • 4. Tham gia tư vấn bác sĩ tâm lý để tránh khỏi trầm cảm khi mang thai
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mất ngủ khi mang thai thì phải làm sao? 14 mẹo đơn giản cho bà bầu

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi, từ việc cân nặng tăng, rạn da, đi tiểu nhiều thì còn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, một trong số đó là chứng mất ngủ khi mang thai. Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu nguyên nhân và các mẹo trị chứng mất ngủ khi mang thai trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Bị mất ngủ khi mang thai là như thế nào?
  • 2. Nguyên nhân khiến thai phụ bị mất ngủ khi mang thai
  • 3. 14 mẹo trị chứng mất ngủ khi mang thai hiệu quả
  • 4. Tham gia tư vấn bác sĩ tâm lý để tránh khỏi trầm cảm khi mang thai

1. Bị mất ngủ khi mang thai là như thế nào?

Mất ngủ khi mang thai là một tình trạng mà khá nhiều bà bầu gặp phải, nhưng hiểu biết về chứng bệnh này còn tương đối ít. 

Mất ngủ khi mang thai được xếp vào một trong những rối loạn về giấc ngủ, thường gặp nhất ở các tháng đầu và tháng cuối thai kỳ (khi bào thai đã có kích thước lớn, khiến người mẹ dễ mất ngủ do khó thở, đi tiểu đêm nhiều…).

Mất ngủ khi mang thai là một tình trạng mà khá nhiều bà bầu gặp phải

Mất ngủ khi mang thai là một tình trạng mà khá nhiều bà bầu gặp phải

Một số biểu hiện của mất ngủ khi mang thai được IVIE - Bác sĩ ơi tổng hợp như sau:

  • Khó bắt đầu đi vào giấc ngủ, có khi đến gần sáng mới đi được vào giấc ngủ

  • Thời gian ngủ ít, thức dậy vào sáng sớm

  • Thức dậy nhiều lần trong khi ngủ (mỗi lần > 30 phút)

  • Ngủ không sâu giấc, dễ giật mình, dễ tỉnh ngủ

  • Khi tỉnh dậy thấy người mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng

Mất ngủ khi mang thai sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của các bà bầu.

2. Nguyên nhân khiến thai phụ bị mất ngủ khi mang thai

Để hiểu về chứng mất ngủ và chữa trị được nó, trước hết ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân của mất ngủ đến từ đâu. Nguyên nhất của mất ngủ khi mang thai rất đa dạng, phụ thuộc nhiều vào từng cá nhân, nhưng có một số nguyên nhân chính sau đây:

  • Hệ tiêu hóa của phụ nữ có thai hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường, điều này khiến cho thức ăn bị tích tụ trong dạ dày và ruột, không tiêu hóa được khiến các bà bầu gặp tình trạng ợ chua, đầy bụng, táo bón, gây mất ngủ.

  • Khi mang thai, hormone thay đổi khiến các bà bầu thở chậm, sâu, khó thở hơn bình thường, nhất là khi bào thai có kích thước lớn, chèn ép vào cơ hoành khiến bà bầu khó thở hơn. Việc hít thở khó khăn khiến lượng oxy hít vào ít hơn bình thường, các bà bầu phải hít thở nhiều hơn, sâu hơn bình thường, từ đó dẫn đến việc ngủ không ngon giấc.

  • Việc bụng bầu to, hạn chế về tư thế nằm, phải thay đổi tư thế nằm liên tục vì mỏi người khiến các bà bầu ngủ không sâu, dễ bị tỉnh dậy.

Bụng bầu to hạn chế tư thế nằm, mẹ bầu thường phải thay đổi tư thế liên tục khiến giấc ngủ không sâu

Bụng bầu to hạn chế tư thế nằm, mẹ bầu thường phải thay đổi tư thế liên tục khiến giấc ngủ không sâu

  • Tim phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp máu cho dạ con, khiến nhịp tim tăng, dễ hồi hộp.

  • Thận tăng năng suất hoạt động lên đến 30-50%, khiến cho lượng ure tăng vọt, bàng quang tích tụ nhiều nước tiểu, cùng với đó là việc bào thai chèn ép khiến các bà bầu thường phải đi tiểu đêm nhiều lần, khiến giấc ngủ bị ngắt quãng và khó ngủ lại.

  • Đau nhức chân, lưng, chuột rút cũng có thể là lý do gây mất ngủ khi mang thai.

  • Tâm lý lo lắng, căng thẳng: Khi mang thai, nhất là ở những tháng đầu và tháng cuối, các bà bầu thường có xu hướng lo lắng về sức khỏe của con, về việc sinh nở, chăm sóc và nuôi dạy con… Những suy nghĩ ngày dễ khiến bà bầu mất ngủ vào ban đêm.

Tổng đài tư vấn, đặt lịch khám tại các bệnh viện, phòng khám ưu tiên, giúp giảm thời gian xếp hàng chờ đợi và khám bệnh với bác sĩ giỏi theo yêu cầu.

1900 3367

3. 14 mẹo trị chứng mất ngủ khi mang thai hiệu quả

Mất ngủ khi mang thai ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe và tinh thần của các bà mẹ. Vì vậy, việc điều trị chứng mất ngủ khi mang thai là rất cần thiết, càng sớm càng tốt. Sau đây, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ chia sẻ cho các bạn mẹo trị chứng mất ngủ khi mang thai hiệu quả:

Thay đổi về chế độ ăn uống

Việc thay đổi về chế độ ăn uống sẽ có thể làm tình trạng mất ngủ của các bà bầu thay đổi đáng kể:

  • Không ăn quá no ngay trước khi ngủ. Lý tưởng nhất là nên ăn xong từ 2-3 tiếng trước khi ngủ, để cho thức ăn có thời gian tiêu hóa, tránh bị đầy bụng.

  • Thay vì ăn quá no ở một bữa thì nên chia ra nhiều bữa trong ngày, ăn chậm và nhai kỹ để tránh đau dạ dày, ợ chua…

Thay đổi chế độ ăn uống giúp giảm nhẹ chứng mất ngủ khi mang thai hiệu quả

Thay đổi chế độ ăn uống giúp giảm nhẹ chứng mất ngủ khi mang thai hiệu quả

  • Không sử dụng các chất như cà phê, trà xanh, socola vào buổi tối

  • Uống các loại trà giúp ngủ ngon: trà hoa cúc, trà tim sen, táo đỏ…

  • Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ, tránh việc đi tiểu đêm nhiều lần

  • Bổ sung thêm vitamin B, ngũ cốc, rau xanh, tránh các thực phẩm khó tiêu.

  • Bổ sung thêm canxi, vì thiếu canxi sẽ gây ra chuột rút ở bà bầu, là một trong các nguyên nhân gây mất ngủ.

Thay đổi về thói quen sinh hoạt

  • Vệ sinh, dọn dẹp kĩ phòng ngủ, thay chăn ga gối thường xuyên, để có một giấc ngủ êm ái, giảm bớt khó chịu trong người.

  • Sử dụng gối mềm, tránh gối đầu cao

  • Ban ngày làm việc nhẹ nhàng, không làm việc quá sức cũng tránh nằm ỳ một chỗ

  • Tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng giúp tinh thần sảng khoái, khí huyết lưu thông, tránh bị chuột rút, từ đó giúp dễ ngủ hơn

  • Ngâm chân nước ấm, tinh dầu sả gừng để máu lưu thông tốt hơn, ngủ ngon và dễ chịu khi thức dậy

  • Chọn tư thế ngủ dễ chịu nhất: nằm nghiêng người về phía bên trái, gác chân lên cao, uốn cong đầu gối. Việc này sẽ giúp máu cung cấp cho tim tốt hơn, giảm phù nề…

  • Tập thói quen ngủ đúng giờ, đúng giấc, không thức quá khuya

Tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng giúp tinh thần mẹ bầu sảng khoái

Tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng giúp tinh thần mẹ bầu sảng khoái

4. Tham gia tư vấn bác sĩ tâm lý để tránh khỏi trầm cảm khi mang thai

Nếu thai phụ bị mất ngủ liên tục sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ sau này. Khi em bé chào đời, mẹ chưa kịp điều chỉnh đồng hồ sinh học để thích nghi với giờ giấc sinh hoạt của bé khiến cho giấc ngủ của mẹ bị xáo trộn rất nhiều.

Trong trường hợp mẹ bầu thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc thì rất dễ gặp các vấn đề như trầm cảm trước và sau sinh. Khi người phụ nữ vừa sinh xong bị gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng sẽ thường bị tiêu cực về mặt cảm xúc, giảm sự gắn kết giữa mẹ và bé, đồng thời ảnh hưởng tới việc chăm sóc bé.

Nguy hiểm là vậy nên bạn cần điều trị chứng mất ngủ khi mang thai càng sớm càng tốt. Nếu bạn đã áp dụng hết các cách trên như thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt nhưng tình trạng mất ngủ vẫn không được cải thiện hay nó ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hàng ngày, đã đến lúc bạn cần tham gia tư vấn bác sĩ tâm lý để tránh khỏi trầm cảm khi mang thai. Bạn có thể đặt lịch khám online hay khám trực tiếp tại các cơ sở y tế.

Mẹ có thể tham gia tư vấn bác sĩ tâm lý để tránh khỏi trầm cảm khi mang thai

Mẹ có thể tham gia tư vấn với bác sĩ tâm lý online để tránh khỏi trầm cảm khi mang thai

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số cơ sở y tế uy tín khám sức khỏe tâm thần tại Hà Nội mà bạn có thể tham khảo:

  • Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội;

  • Phòng khám Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội;

  • Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa: 37 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội;

Khám trực tiếp tại các cơ sở y tế bạn sẽ được tư vấn trực tiếp với bác sĩ và làm một số xét nghiệm hoặc test hành vi, cảm xúc, giúp cho việc chẩn đoán chính xác. Bạn có thể để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch khám tại Bệnh viện, phòng khám uy tín gần nhất và với bác sĩ giỏi theo yêu cầu.

Đặt khám tâm lý tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín


Một số bác sĩ tâm lý giỏi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín

Một số bác sĩ tâm lý giỏi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín

Hoặc bạn có thể lựa chọn khám tâm lý online sẽ giúp bạn xác định chính xác được vấn đề của bản thân, nhận được các lời khuyên hữu ích, tư vấn và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý các bác sĩ tâm lý online có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm dưới đây, bác sĩ được nhiều người bệnh đánh giá cao về quá trình thăm khám và hiệu quả điều trị.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám online với bác sĩ tâm lý

Tải app

 Thông qua cuộc gọi video call bác sĩ sẽ trao đổi trực tuyến và tiến hành từng bước điều trị, đây là cách điều trị tâm lý được nhiều người sử dụng. Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi và đặt khám với bác sĩ tâm lý.

Bác sĩ tâm lý online luôn đồng cảm với người bệnh

Khám tâm lý online, liệu pháp điều trị tại nhà

Mất ngủ khi mang thai thường gặp nhất là mất ngủ khi mang thai tuần đầu và những tháng cuối của thai kỳ, gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của các mẹ bầu. Các mẹ có thể áp dụng mẹo trị chứng mất ngủ phía trên, ngoài ra giấc ngủ bị gián đoạn nghiêm trọng hoặc đi kèm với các biểu hiện tâm lý khác, mẹ cũng nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa tâm lý. Hy vọng với bài viết trên, IVIE - Bác sĩ ơi đã mang đến những thông tin hữu ích cho mẹ, giúp mọi người hiểu và chăm sóc sức khỏe một cách tốt hơn.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 11/05/2023 - Cập nhật 11/05/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

15+ Dấu hiệu trầm cảm không nên xem thường

15+ Dấu hiệu trầm cảm không nên xem thường

Trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý tương đối phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người còn không phân biệt được trầm cảm với cảm xúc buồn bã thông...

15/08/2023

706 Lượt xem

9 Phút đọc

13+ Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nữ giới và cách điều trị

13+ Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nữ giới và cách điều trị

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO, hiện nay có khoảng 300 triệu người mắc bệnh trầm cảm. Trầm cảm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ, tuy...

15/08/2023

943 Lượt xem

11 Phút đọc

Trầm cảm ở tuổi dậy thì? Vì đâu dẫn đến tự tử ở trẻ em?

Trầm cảm ở tuổi dậy thì? Vì đâu dẫn đến tự tử ở trẻ em?

Ngày này, trầm cảm đang dần trở thành một chứng bệnh tâm lý có tỷ lệ mắc cao. Đặc biệt, độ tuổi mắc trầm cảm ngày càng giảm và có thể xuất hiện ở cả trẻ em,...

11/08/2023

461 Lượt xem

10 Phút đọc

20+ Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần chữa trị ngay

20+ Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần chữa trị ngay

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm lý ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, trầm cảm có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi, gặp nhiều ở đối tượng học...

07/08/2023

2128 Lượt xem

8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG