Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm máu có nguy hiểm không? 
  • 2. Xét nghiệm máu bao lâu có kết quả? 
  • 3. Đọc kết quả xét nghiệm máu như thế nào? 
  • 4. Có thể uống cà phê và rượu trước khi xét nghiệm không? 
  • 5. Bao lâu nên đi xét nghiệm máu một lần? 
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm máu có nguy hiểm không? 
  • 2. Xét nghiệm máu bao lâu có kết quả? 
  • 3. Đọc kết quả xét nghiệm máu như thế nào? 
  • 4. Có thể uống cà phê và rượu trước khi xét nghiệm không? 
  • 5. Bao lâu nên đi xét nghiệm máu một lần? 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những câu hỏi thường gặp trong xét nghiệm máu

Nếu là lần đầu đi xét nghiệm máu, chắc chắn nhiều người sẽ có những câu hỏi băn khoăn không biết mình nên lưu ý những gì. Trong bài viết này, ISOFHCARE sẽ tổng hợp cho bạn một số câu hỏi thường gặp khi đi xét nghiệm máu, giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn. 
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm máu có nguy hiểm không? 
  • 2. Xét nghiệm máu bao lâu có kết quả? 
  • 3. Đọc kết quả xét nghiệm máu như thế nào? 
  • 4. Có thể uống cà phê và rượu trước khi xét nghiệm không? 
  • 5. Bao lâu nên đi xét nghiệm máu một lần? 

1. Xét nghiệm máu có nguy hiểm không? 

Nhiều người cảm thấy lo lắng và sợ hãi trước khi xét nghiệm. Thậm chí, một số người còn bị chóng mặt, ngất xỉu trong và sau khi lấy máu. Ngoài ra, một số người bị bầm tím tại vị trí lấy máu do kim tiêm đi vào. Nếu những điều này đã từng xảy ra trong quá khứ, bạn cần nói với kỹ thuật viên, điều dưỡng viên trước khi thực hiện xét nghiệm để có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. 

2. Xét nghiệm máu bao lâu có kết quả? 

Đây là câu hỏi thắc mắc chung của đa số người bệnh, bởi xét nghiệm máu luôn là chỉ định đầu tiên, quan trọng trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý. Vì vậy, khi đi thăm khám, vấn đề xét nghiệm máu bao lâu có kết quả luôn là băn khoăn của rất nhiều người.

Thông thường, nếu bạn chỉ làm các xét nghiệm máu phổ biến thì chỉ cần sau 2 – 3 giờ đồng hồ đã có kết quả.

Thông thường, nếu bạn chỉ làm các xét nghiệm máu phổ biến thì chỉ cần sau 2 – 3 giờ đồng hồ đã có kết quả.

Thực tế, việc có kết quả xét nghiệm máu không chỉ phụ thuộc vào người khám, bác sĩ mà còn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật xét nghiệm và các phương pháp xét nghiệm, chỉ định xét nghiệm máu. 

Thông thường, nếu bạn chỉ làm các xét nghiệm máu phổ biến như xét nghiệm công thức máu, đường máu, mỡ máu… thì chỉ cần sau 2 – 3 giờ đồng hồ đã có kết quả. Tuy nhiên, với các xét nghiệm máu phát hiện các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như viêm gan B, HPV, bệnh lậu, giang mai… thì có thể cần 1 tuần mới cho ra kết quả. 

3. Đọc kết quả xét nghiệm máu như thế nào? 

Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ so sánh với bảng chỉ số công thức máu bình thường và chẩn đoán xem người bệnh có đang mắc bệnh lý nào không. Từ đó có định hướng cận lâm sàng chuyên sâu, phương pháp điều trị, dự phòng hiệu quả. 

Các kết quả xét nghiệm máu này được thể hiện ở cột kết quả trên phiếu kết quả xét nghiệm. Các kết quả này sẽ được so sánh với giá trị tham chiếu. Tình trạng bất thường khi kết quả vượt cao hơn hoặc thấp hơn so với chỉ số trong khoảng giá trị tham chiếu. 

Các kết quả xét nghiệm máu này được thể hiện ở cột kết quả trên phiếu kết quả xét nghiệm.

Các kết quả xét nghiệm máu này được thể hiện ở cột kết quả trên phiếu kết quả xét nghiệm.

4. Có thể uống cà phê và rượu trước khi xét nghiệm không? 

Câu trả lời là không! Bởi cà phê chứa cafein có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Cà phê cũng là chất lợi tiểu, có tác dụng khử nước. Nếu cơ thể bạn thiếu nước, các kỹ thuật viên càng khó tìm và lấy máu tĩnh mạch. Điều này có thể khiến xét nghiệm máu khó hơn hoặc căng thẳng hơn cho bạn. 

Rượu cũng là chất nên ngưng sử dụng từ 24 giờ trước khi thực hiện một số xét nghiệm máu như xét nghiệm đánh giá chức năng gan, xét nghiệm mỡ máu (triglycerid)… Dấu vết của rượu có thể lưu lại trong máu vài ngày. Ngòi ra, bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ về việc hút thuốc lá và nhịn ăn trước khi xét nghiệm. 

Rượu cũng là chất nên ngưng sử dụng từ 24 giờ trước khi thực hiện một số xét nghiệm máu

Rượu cũng là chất nên ngưng sử dụng từ 24 giờ trước khi thực hiện một số xét nghiệm máu.

5. Bao lâu nên đi xét nghiệm máu một lần? 

Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như tiền sử bệnh lý bản thân, tiền sử gia đình, tuổi tác, giới tính, lối sống. Các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu mỗi lần bạn đi khám sức khỏe để kiểm tra toàn diện, có thể là định kỳ 1 năm hoặc lâu hơn. 

Do đó, bạn có thể đi xét nghiệm máu khi thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm, hoặc khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường cần thăm khám, chẩn đoán hay tầm soát bệnh. 

Như vậy, thông qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu hơn về những điều cần biết khi xét nghiệm máu. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích nhất. Nếu cần tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám, xét nghiệm máu tại các bệnh viện, chuyên khoa, hãy liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/04/2022 - Cập nhật 17/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các bước thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Các bước thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng hệ thống tự động có nhuộm tiêu bản là một xét nghiệm đếm cơ bản giúp phân loại hình thái các tế bào trong máu, từ đó...

25/05/2022

2139 Lượt xem

4 Phút đọc

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không?

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không?

Bệnh lý ung thư vòm họng là bệnh ác tính, có mức độ tiến triển rất nhanh. Tuy nhiên, bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh tai mũi họng thông thường do không có triệu...

24/04/2022

3385 Lượt xem

5 Phút đọc

Xét nghiệm công thức máu trong thăm khám và theo dõi sức...

Xét nghiệm công thức máu trong thăm khám và theo dõi sức...

Xét nghiệm công thức máu có lẽ đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây được xem là một trong những xét nghiệm cơ bản nhất nhằm khảo sát huyết học. Hầu như...

23/04/2022

965 Lượt xem

5 Phút đọc

Tại sao cần phải kiểm tra nhóm máu?

Tại sao cần phải kiểm tra nhóm máu?

Hệ nhóm máu được xác định dựa trên sự có mặt của các kháng nguyên đặc trưng trên bề mặt hồng cầu và các kháng thể trong huyết thanh. Nhóm máu là đặc điểm sinh...

23/04/2022

627 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG