Nội dung chính
  • 1. Mẹ có biết nguyên nhân khiến trẻ bị đau dạ dày chưa?
  • 2. Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ bị đau dạ dày
  • 3. Đau dạ dày là bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
  • 4. Mách mẹ các phương pháp chữa bệnh đau dạ dày cho trẻ
Nội dung chính
  • 1. Mẹ có biết nguyên nhân khiến trẻ bị đau dạ dày chưa?
  • 2. Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ bị đau dạ dày
  • 3. Đau dạ dày là bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
  • 4. Mách mẹ các phương pháp chữa bệnh đau dạ dày cho trẻ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những điều cần biết về bệnh đau dạ dày ở trẻ em

Bệnh đau dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi, gặp nhiều ở người trưởng thành, trung niên và cả ở trẻ em từ 2 đến 16 tuổi. Những triệu chứng của một cơn đau dạ dày cấp tính ở lứa tuổi này rất dễ bị nhầm lẫn với giun đường tiêu hóa nên ba mẹ thường không đưa trẻ đến khám bệnh kịp thời.
Nội dung chính
  • 1. Mẹ có biết nguyên nhân khiến trẻ bị đau dạ dày chưa?
  • 2. Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ bị đau dạ dày
  • 3. Đau dạ dày là bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
  • 4. Mách mẹ các phương pháp chữa bệnh đau dạ dày cho trẻ

1. Mẹ có biết nguyên nhân khiến trẻ bị đau dạ dày chưa?

Chúng ta thường lầm tưởng rằng bệnh đau dạ dày chỉ gặp ở người trưởng thành trên 18 tuổi, nhưng trên thực tế, trẻ em từ 2 tuổi đến 16 tuổi có thể bị đau dạ dày và những trường hợp này không hiếm gặp. Ba mẹ có thắc mắc tại sao trẻ mắc bệnh đau dạ dày không?

- Do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Có nhiều nghiên cứu cho kết quả rằng, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ ba mẹ sang con cái quan đường tiêu hóa.

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

HP là nguyên nhân chính gây ra các ổ viêm loét trong dạ dày trẻ.

HP là nguyên nhân chính gây ra các ổ viêm loét trong dạ dày trẻ.

- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Vi khuẩn HP có thể lây từ người lớn sang trẻ thông quan thói quen nhai, mớm, thổi thức ăn cho trẻ. Việc trẻ dùng chung đồ chứa đựng nước uống hay thức ăn với người mang vi khuẩn HP cũng là một điểm lợi bất cập hại. 

- Ăn uống thiếu khoa học: Dạ dày của con còn non yếu vì chưa tổng hợp đầy đủ các loại enzym cần thiết để tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn nên nếu ba mẹ cho con ăn những loại thực phẩm sau đây dễ làm cho niêm mạc dạ dày trẻ bị kích ứng và bị tổn thương:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán.
  • Đồ ăn cay.
  • Thức ăn nhanh không đảm bảo vệ sinh. 

- Căng thẳng, stress: Theo thống kê, trẻ từ 9-16 tuổi mắc bệnh đau dạ dày do căng thẳng, stress cao hơn hẳn độ tuổi khác. Nguyên nhân có thể là do áp lực học tập hoặc áp lực từ chính sự kỳ vọng mà ba mẹ gửi gắm qua chúng thông qua các lớp học thêm, học chính khóa hay lớp học kỹ năng mềm dày đặc mà không được ngủ nghỉ hợp lý. 

- Lạm dụng thuốc Tây: Cho trẻ uống nhiều thuốc kháng sinh, giảm đau không kê đơn sẽ khiến cho dạ dày của con bị ảnh hưởng do sự kích ứng niêm mạc và thay đổi acid dịch vị.

2. Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ bị đau dạ dày

Triệu chứng đau dạ dày: Trẻ còn nhỏ nên chưa biết cách mô tả các cơn đau hoặc là trẻ chưa nhận biết được các tình trạng bất thường của cơ thể. Trong giai đoạn này, bé cần sự giúp đỡ của ba mẹ hơn bao giờ hết. 

Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường sau đây:

- Thường xuyên đau bụng

- Khó tiêu, chướng bụng

- Cơ thể xanh xao, chóng mặt

- Trẻ buồn nôn và nôn

- Có những dấu hiệu của thiếu máu

- Đại tiện ra máu hoặc phân đen.

Những cơn đau bụng dai dẳng xuất hiện dễ làm trẻ rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán ăn.

Những cơn đau bụng dai dẳng xuất hiện dễ làm trẻ rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán ăn.

Cơ thể không được hấp thu chất dinh dưỡng không những làm trẻ sụt cân, thấp bé là còn ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của trẻ nữa. Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn. 

Tìm hiểu thêm về các bệnh tiêu hóa.

3. Đau dạ dày là bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Bệnh ở trẻ em bao giờ cũng ẩn chứa những mối nguy cơ cao hơn hẳn so với  người lớn đặc biệt là đối với trẻ còn nhỏ vì hệ miễn dịch chưa phát triển một cách hoàn thiện. Bệnh đau dạ dày cũng không phải là một ngoại lệ, trẻ nhỏ triệu chứng đau dạ dày thường rất dữ dội, trẻ lăn lộn la liệt.

Đặc biệt, bệnh đau dạ dày rất dễ nhầm lẫn với những triệu chứng của giun chui ống mật nên ba mẹ trị nhầm bệnh cho trẻ. Đến khi thấy cơn đau xuất hiện ở con không có dấu hiệu thuyên giảm, lúc này đến bệnh viện thì khá muộn.

Có thể lúc này trong dạ dày trẻ đã có những tổn thương như: Viêm loét dạ dày kèm tình trạng xuất huyết,... 

Có thể lúc này trong dạ dày trẻ đã có những tổn thương như: Viêm loét dạ dày kèm tình trạng xuất huyết,... 

Tình trạng viêm loét gây ra nhiều biến chứng cho trẻ nếu ba mẹ không phát hiện kịp thời:

- Hẹp môn vị

- Xuất huyết dạ dày

- Thủng dạ dày

- Biến chứng xấu nhất là ung thư dạ dày.

Tìm hiểu thêm về:  Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở trẻ em, bạn đã biết?

4. Mách mẹ các phương pháp chữa bệnh đau dạ dày cho trẻ

Điều trị đau dạ dày theo phương pháp nào?

Chúng ta thường nghe nói: “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ” ý chỉ trường hợp người lớn và trẻ em cùng mắc một bệnh thì triệu chứng và cách điều trị cũng hoàn toàn không giống nhau. 

Trẻ em là một cá thể đặc biệt nên cách điều trị bệnh đau dạ dày cũng theo nhiều phương pháp đặc biệt.

1900 3367

a. Điều trị nội khoa

Các thuốc Tây y giúp giảm đau nhanh, cải thiện các triệu chứng đầy hơi, ợ chua, đau bụng trong thời gian ngắn. 

Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định cho trẻ em mắc bệnh là: Yumangel, Phosphalugel…

b. Điều trị bằng Đông y

Thuốc Đông y được các mẹ ưu tiên lựa chọn điều trị cho con yêu bởi tính an toàn và hạn chế tác dụng phụ lên cơ thể trẻ. Một số thảo dược giúp đẩy lùi các chứng đau dạ dày như đương quy, ô tặc cốt, cam thảo, bạch thược,… 

c. Bài thuốc dân gian 

Bài thuốc dân gian chữa bệnh đau dạ dày cho trẻ chắc có lẽ là từ khóa được nhiều bà mẹ săn lùng nhất trên google. Nguyên liệu trong các bài thuốc dân gian thường rất thân thuốc, dễ kiếm và cách chế biến cũng cực kỳ đơn giản.  Một số phương thuốc có sự kết hợp của mật ong hay sữa chua... làm tăng cảm giác thích thú của trẻ, dẫn đến hiệu quả điều trị bệnh cao hơn. 

Bệnh đau dạ dày ở trẻ em có những triệu chứng riêng và không hoàn toàn giống với người lớn nên thường bị bỏ sót. Do đó, nếu thấy trẻ có một trong những dấu hiệu bất thường trên, ba mẹ có thể xem xét đưa trẻ đến khoa cấp cứu để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu ba mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh đau dạ dày ở trẻ, vui lòng liên hệ hệ với chúng tôi qua website của IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
Ba mẹ có thể đặt lịch thăm khám ngay tại nhà cho trẻ mà không lo phải xếp hàng chờ đợi tại các bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa nổi tiếng vì đã có ứng dụng hỗ trợ IVIE - Bác sĩ ơi. Đây là ứng dụng hàng đầu giúp kết nối người bệnh và bác sĩ một cách nhanh chóng và tiện ích.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/02/2022 - Cập nhật 25/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những điều cần lưu ý khi đi khám dạ dày

Những điều cần lưu ý khi đi khám dạ dày

Khám dạ dày định kỳ có thể giúp phát hiện ra các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa dù chưa có triệu chứng cụ thể. Từ đó đưa ra phương pháp can thiệp kịp...

13/03/2022

1068 Lượt xem

4 Phút đọc

9 địa chỉ khám dạ dày uy tín tại Hà Nội

9 địa chỉ khám dạ dày uy tín tại Hà Nội

Khám dạ dày ở đâu tốt nhất tại Hà Nội là băn khoăn của nhiều người thời gian qua, khi muốn tìm bệnh viện, phòng khám dạ dày. Hiểu được điều này, IVIE - Bác sĩ ...

13/03/2022

8781 Lượt xem

12 Phút đọc

Sống khoa học - phương pháp điều trị bệnh dạ dày hữu hiệu...

Sống khoa học - phương pháp điều trị bệnh dạ dày hữu hiệu...

Bệnh dạ dày nguyên nhân dẫn đến chủ yếu do bia rượu, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,...tất cả đều là nguyên nhân khiến tỷ lệ người mắc bệnh tăng lên...

13/03/2022

546 Lượt xem

4 Phút đọc

Ợ chua, ợ hơi - dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bệnh dạ dày

Ợ chua, ợ hơi - dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bệnh dạ dày

Bệnh dạ dày: Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất cho thấy cơ thể đang có triệu chứng “đình công” chính là ợ hơi, ợ chua. Tình trạng này khiến người bệnh...

12/03/2022

878 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG