Mắt là bộ phận nhạy cảm của cơ thể, côn trùng, chấn thương hay các bệnh lý nguy hiểm về mắt có thể làm trẻ bị sưng bọng mắt dưới, gây khó chịu và đau nhiều, vì vậy bố mẹ không được chủ quan và định hướng nguyên nhân để xử lý kịp thời, hiệu quả, hạn chế biến chứng có thể xảy ra trong quá trình chăm sóc trẻ. Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Trẻ bị sưng bọng mắt dưới là bệnh gì?
Trẻ bị sưng bọng mắt dưới là tình trạng vùng mắt dưới bị phù, sưng nề và có thể có mụn nước, thậm chí u cục do nhiều nguyên nhân gây nên. Tùy vào nguyên nhân khác nhau có thể kèm theo các triệu chứng khác như mắt tiết ghèn hay dịch nhiều, đau nhức, đỏ mắt, sốt …
Trẻ bị sưng bọng mắt dưới có thể gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau
Một số nguyên nhân thường gặp như sau:
-
Sau ngủ dậy (nhất là vào buổi sáng) trẻ có thể sưng mí mắt, đóng vảy lông mi hay ngứa vì có thể một số tuyến dầu ở mắt bị tắc hay viêm do tiết nhiều trong đêm ngủ dẫn đến.
-
Một số trẻ bị sưng mắt vì cơ địa dị ứng với các dị nguyên từ môi trường như khói bụi, phấn hoa, lông các loại thú cưng … tiếp xúc với mắt gây kích ứng tổn thương. Bố mẹ loại bỏ các tác nhân dị nguyên gây hại và chăm sóc trẻ phù hợp tình trạng sẽ cải thiện sau vài ngày.
-
Tổn thương kết mạc mắt do một số loại virus, vi khuẩn gây nên khi vệ sinh mắt không sạch hay lây nhiễm chéo. Dấu hiệu tổn thương mắt trẻ xuất hiện đột ngột như phần trắng của mắt đỏ hoặc hồng bất thường, cảm giác đau nhức và tiết dịch ghèn nhiều ở mắt, sưng bọng mắt dưới... khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, hay thậm chí chán ăn mệt nhiều.
-
Tình trạng thường kéo dài 1 vài tuần và giảm dần nếu chăm sóc trẻ đúng cách.
Tổn thương kết mạc mắt do một số loại virus, vi khuẩn gây hiện tượng sưng bọng mắt, tiết dịch ghèn nhiều ở trẻ
-
Trẻ bị viêm nhiễm các phần xung quanh mắt như viêm mũi hay viêm xoang … có thể gây bội nhiễm các tế bào quanh mắt làm mí mắt dưới của trẻ bị sưng. Một số triệu chứng khác kèm theo như đau nhức mắt, chảy nước mắt nhiều hay đỏ mắt vì vậy cần được phát hiện và xử trí kịp thời các nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến thị lực và các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
-
Va đập, chấn thương hay các tác động vật lý vào vùng mặt có thể khiến trẻ bị sưng mắt dưới. Trẻ nhỏ năng động, thích vui chơi và khám phá thế giới xung quanh vì vậy bố mẹ cần để ý hơn khi cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi.
-
Chắp là một nguyên nhân gây nên hiện tượng trẻ bị sưng bọng mắt dưới do sự bít tắc của tuyến bã nhờn… Bố mẹ có thể quan sát thấy nốt mụn mủ (kích thước gần hạt đậu) xuất hiện dưới mắt có thể sưng, gây đau, lây lan, tự hết sau vài ngày và tái lại nhiều lần khi không chăm sóc trẻ hợp lý.
-
Trẻ bị sưng bọng mắt dưới có thể là dấu hiệu của nhiễm nấm (phổ biến như candida …) kèm theo sốt gây khó chịu và ảnh hưởng sức khỏe nếu bố mẹ không xử lý sớm, đúng cách.
-
Một số loại côn trùng (ong, muỗi …) có thể gây sưng bọng mắt dưới và gây đau nhức trẻ. Tại vị trí sưng có thể hơi đỏ hoặc kèm theo màu hơi hồng.
Chắp là một nguyên nhân gây nên hiện tượng trẻ bị sưng bọng mắt dưới
2. Trẻ bị sưng bọng mắt dưới có nguy hiểm không?
Quan sát trẻ bị sưng bọng mắt dưới, bố mẹ không cần quá lo lắng nhưng cũng không được quá chủ quan vì có thể do nguyên nhân lành tính tự khỏi sau vài ngày, cũng có thể do các bệnh lý nguy hiểm ở mắt gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng:
-
Khi các tác nhân gây tổn thương, viêm nhiễm như nấm, virus, vi khuẩn hay côn trùng đốt như kiến ba khoang, ong ... không điều trị sớm, để kéo dài khiến mắt trẻ tổn thương nặng hơn gây đau khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến thị lực trẻ.
-
Có thể gây viêm màng não trẻ, đặc biệt sau các đợt tổn thương mắt thứ phát do viêm tai giữa, viêm mũi họng hay viêm xoang rồi tấn công vào não. Khi não trẻ bị tổn thương ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển toàn trạng trẻ và có thể gây nhiều biến chứng, di chứng sau này.
-
Đau mắt đỏ ở trẻ em, viêm kết mạc mắt do các loại virus … thường dễ lây vì trẻ nhỏ chưa có ý thức phòng tránh. Khi không được điều trị đúng cách để trẻ tái lại nhiều lần có thể gây biến chứng nặng khác cho mắt, cũng như thị lực trẻ.
Trẻ bị sưng bọng mắt dưới, đỏ mắt kéo dài gây ảnh hưởng tầm nhìn và thị lực trẻ
-
Khi trẻ bị chắp, lẹo kích thước lớn có thể gây ảnh hưởng đến tầm nhìn, thị trường, thị lực, thậm chí gây đau và khó chịu nhiều ảnh hưởng sức khỏe toàn trạng trẻ.
Khi bố mẹ quan sát thấy trẻ bị sưng bọng mắt dưới cần theo dõi tình trạng trẻ sát và cẩn thận, đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế khi xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường để hạn chế hậu quả nghiêm trọng. Vì bất cứ nguyên nhân nào đều có thể ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển trẻ.
3. Trẻ bị sưng bọng mắt dưới khi nào nên đi khám
Tình trạng trẻ bị sưng bọng mắt dưới có thể nhẹ và nguyên nhân gây nên không nguy hiểm, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc theo dõi tại nhà. Nhưng khi thấy tình trạng không cải thiện hay kèm theo một trong các dấu hiệu dưới đây cần đưa trẻ đi khám sớm như:
-
Quan sát thấy mắt trẻ sưng nặng ở một hay cả hai mắt không cải thiện, đặc biệt khi mắt sưng nặng đến mức mắt trẻ không mở được cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.
-
Trẻ kèm theo sốt (>=38 độ C) là dấu hiệu gợi ý các bệnh lý nhiễm trùng gây nên cần được điều trị và xử lý sớm, kịp thời ngay.
-
Tình trạng trẻ không kèm theo dấu hiệu bất thường khác nhưng vẫn kéo dài không xác định được nguyên nhân bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để xác định sớm căn nguyên, hạn chế các hậu quả nghiêm trọng của các bệnh lý tiềm ẩn.
-
Quan sát thấy mắt trẻ sưng kèm đỏ nhiều.
-
Hiện tượng sưng kèm theo đau ngứa và kích ứng mắt trẻ nhiều, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Đưa trẻ đi khám mắt để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời
IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn một số Bệnh viện, phòng khám mắt uy tín tại Hà Nội, bố mẹ có thể tham khảo và đưa trẻ đi khám theo mong muốn:
Cơ sở y tế |
Địa chỉ |
Mức giá khám |
Thời gian làm việc |
Bệnh viện Mắt trung ương |
85 Bà Triệu, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, HN |
300,000đ - 600,000đ |
07h00 - 16h00 từ thứ 2 đến chủ nhật |
Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao HITEC |
- CS1: 55 Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng, HN
- CS2: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, HN
- CS3: 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, HN
|
180,000đ - 300,000đ |
7h30 - 18h00 từ thứ 2 đến chủ nhật
(Có khám thông tuyến BHYT)
|
Phòng khám mắt Thu Hà |
- CS1: 134 - 140 Bà Triệu, HN
- CS2: 66 Lê Lợi, Vân Đình, HN |
300,000đ |
08h00 - 20h00 từ thứ 2 đến chủ nhật |
Phòng khám đa khoa Quốc tế Thanh Chân |
6 Nguyễn Thị Thập, Trung Hòa Nhân Chính, HN |
300,000đ |
07:30 - 17:00 từ thứ 2 đến chủ nhật |
Bố mẹ có thể đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.
1900 3367
4. Cách chữa trị trẻ bị sưng bọng mắt dưới
Trẻ bị sưng bọng mắt dưới là triệu chứng phổ biến, nhưng khi bố mẹ phát hiện vẫn còn nhiều lo lắng và lúng túng trong tìm cách xử trí hợp lý.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị ở trẻ bố mẹ tham khảo để chăm sóc khoa học, nhanh chóng cải thiện tình trạng và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời trong trường hợp bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý viêm nhiễm, bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm khác.
-
Bố mẹ vệ sinh mắt trẻ sạch với gạc mềm và nước ấm để giảm nhẹ tình trạng sưng. Bên cạnh đó, cần vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên để loại bỏ các loại dị nguyên như bụi bẩn, lông thú cưng … tích tụ gây kích ứng mắt trẻ.
-
Bố mẹ có thể chườm lạnh vài phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày lên vùng mắt bị sưng để giảm sưng đỏ, dễ chịu hơn cho trẻ.
-
Giặt các đồ dùng cá nhân sử dụng thường xuyên như drap, gối, mền … với nước ấm để hạn chế bụi bẩn gây viêm. Nhà cửa cần được vệ sinh sạch, thông thoáng tạo môi trường trong lành, tránh các tác nhân thường gặp gây dị ứng trẻ, bảo vệ mắt trẻ.
-
Bố mẹ có thể tham khảo một số loại thuốc kê đơn bác sĩ thường sử dụng cho trẻ, và đặc biệt lưu ý chỉ cho trẻ uống thuốc khi có tư vấn kê đơn của chuyên gia.
Bố mẹ vệ sinh mắt trẻ sạch với gạc mềm và nước ấm để giảm nhẹ tình trạng sưng
-
Sử dụng thuốc nhỏ mắt (thường bác sĩ chỉ định nước muối hoặc một số kháng sinh nhỏ mắt an toàn hiệu quả có kê đơn) giúp cải thiện tình trạng sưng đau, kích ứng và ít tác dụng phụ.
-
Sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân (ngoài các loại thuốc nhỏ mắt) ở những trường hợp trẻ nhiễm trùng nặng hơn gây ra triệu chứng toàn thân khác như sốt cao, mệt nhiều, hơi thở hôi.
-
Sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng hàm lượng, cân nặng trẻ ở trường hợp sốt trên 38,5 độ.
-
Bên cạnh đó, một số trẻ sưng bọng mắt đau nhức và đỏ nhiều có thể dùng các loại kháng viêm, giảm đau (theo kê đơn của bác sĩ) để giảm triệu chứng giúp trẻ dễ chịu hơn.
Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì bố mẹ cần lưu ý cẩn thận, chỉ dùng thuốc khi có kê đơn của bác sĩ, chuyên gia.
Bố mẹ có thể tham khảo đặt lịch khám nhi online với bác sĩ giàu kinh nghiệm tại bệnh viện tuyến đầu để được giải đáp thắc mắc, chăm sóc hiệu quả trong thời gian theo dõi và điều trị trẻ tại nhà. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn top bác sĩ khám nhi online uy tín dưới đây:
Bố mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để khám bệnh từ xa với bác sĩ
Tải app
Khám nhi online tại nhà với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách
5. Cách đề phòng trẻ bị sưng bọng mắt dưới
Một số biện pháp phòng ngừa trẻ bị sưng bọng mắt dưới bố mẹ có thể áp dụng trong quá trình chăm sóc trẻ như sau:
-
Cho trẻ ngủ nghỉ đúng giờ, khoa học và môi trường với ánh sáng vừa đủ để đảm bảo chế độ nghỉ ngơi phù hợp cho mắt.
-
Bố mẹ hạn chế các thói quen dụi tay vào mắt ở trẻ.
-
Có thể cho trẻ sử dụng các loại kính mắt bảo để để hạn chế bụi bẩn, môi trường ô nhiễm hay các tác nhân dị ứng mắt. Chú ý nếu có sử dụng sản phẩm dưỡng da mắt hay bất kỳ sản phẩm nào bôi lên vùng mắt thành phần an toàn, uy tín.
-
Bố mẹ duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm các thực phẩm có thành phần hỗ trợ mắt qua các bữa ăn hàng ngày như cá, cà rốt, trứng, đậu hay các loại thức ăn giàu vitamin A khác.
-
Cho trẻ đi khám sức khỏe, khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn (nếu có) và giúp sức khỏe đôi mắt luôn đảm bảo.
Không để trẻ đưa tay dụi mắt và thường xuyên rửa tay cho trẻ
Tình trạng trẻ bị sưng bọng mắt dưới mức độ tùy thuộc nguyên nhân gây nên ở trẻ mà IVIE - Bác sĩ ơi đã chia sẻ phía trên. Bố mẹ cần quan sát kỹ trong quá trình chăm sóc trẻ và nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời, hạn chế hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.