Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể là dấu hiệu của một bệnh lý hô hấp thông thường, tuy nhiên khi trẻ có kèm các triệu chứng khác cần đưa trẻ đi khám. Bài viết này IVIE - Bác sĩ ơi sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh các thông tin tham khảo về một số nguyên nhân dẫn đến trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt, từ đó đưa ra hướng xử trí phù hợp.
1. Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt là bệnh gì?
Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt là do cổ họng bị kích thích hoặc có nhiều đờm, ho giúp tống các dị vật và đờm ra ngoài, giúp bé dễ chịu hơn. Nếu bé thỉnh thoảng mới ho và không có các triệu chứng khác đi kèm thì thường không đáng ngại. Tuy nhiên nếu trẻ ho kéo dài không sốt thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nào đó.
Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt là do đâu?
2. Tại sao trẻ ho nhiều về đêm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt. Có thể gây ho khan hoặc ho có đờm. Một số nguyên nhân có thể gặp như:
Cảm lạnh thông thường
Trẻ em có thể bị cảm lạnh vài lần trong một năm. Cảm lạnh thông thường có thể gây ho nhẹ đến trung bình, thường không sốt, thường đi kèm với các triệu chứng như hắt xì, trẻ em bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ hoặc đau họng.
Dị ứng
Dị ứng là một trong trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ho khan. Khi bé tiếp xúc hoặc hít phải các chất gây dị ứng, khiến phần sau cổ cổ họng bị kích thích. Dị ứng cũng có thể gây chảy nước mũi sau, gây kích ứng thêm đường thở.
Nếu dị ứng gây ho khan, bố mẹ thường thấy nó xảy ra vào những thời điểm nhất định trong năm hoặc khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, bụi nhà hay lông động vật. Các triệu chứng đi kèm bao gồm: Sổ mũi, ngứa mắt, hắt hơi, nghẹt mũi…
Nhiễm trùng gần đây
Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể do nhiễm trùng gần đây
Sau khi hồi phục hoàn toàn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cúm, bé vẫn có thể còn các triệu chứng ho. Nó không có hại, nhưng nó có thể gây khó chịu và có thể cản trở giấc ngủ, tập thể dục hoặc các thói quen khác.
Trào ngược axit
Ho khan mãn tính là một triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày thực quản (viết tắt GERD), trào ngược axit xảy ra ít nhất hai lần một tuần, do axit từ dạ dày có thể trào ngược lên thực quản và kích thích khí quản hoặc ống dẫn khí có thể dẫn đến co thắt và ho.
Các triệu chứng khác của trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:
-
Ợ nóng
-
Trào ngược
-
Đau hoặc tức ngực
-
Buồn nôn
-
Khàn tiếng
-
Khó nuốt
Bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn không được chẩn đoán hoặc không được kiểm soát có thể dẫn đến ho khan không sốt, biểu hiện ở trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt, đường hô hấp dễ bị viêm và kích thích đường thở hơn, có thể gây ho.
Nếu bạn bị hen suyễn, bạn có thể gặp các triệu chứng khác bao gồm:
Bệnh hen suyễn có biểu hiện ho khan, không sốt
Ho gà
Đây là một bệnh nhiễm trùng hệ hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Trẻ mắc bệnh ho gà thường có những cơn ho dữ dội, đôi khi có thể kết thúc bằng âm thanh "khục khục" khi trẻ hít vào. Bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ.
Tìm ra nguyên nhân chính xác sẽ xác định được cách chữa trị hiệu quả, mẹ có thể cần đến sự trợ giúp của bác sĩ nhi online 24/24. Đặt lịch khám cùng các bác sĩ chuyên khoa Nhi giỏi để được tư vấn điều trị và chăm sóc bé đúng cách.
Khám nhi online với bác sĩ nhi khoa tại các bệnh viện tuyến đầu để được tư vấn, nhận đơn thuốc online và hướng dẫn điều trị, chăm sóc trẻ hiệu quả. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn top bác sĩ khám nhi online uy tín dưới đây:
Bố mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để khám bệnh từ xa với bác sĩ
Tải app
Khám nhi online với bác sĩ từ xa, nhận đơn thuốc trực tuyến và tư vấn chăm sóc trẻ đúng cách
3. Cách trị trẻ ho nhiều đêm nhưng không sốt
Trẻ ho nhiều phải làm sao? Chúng tôi xin cung cấp một số biện pháp để trị trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt như sau:
Trị ho kéo dài bằng phương pháp dân gian
Trẻ ho kéo dài không sốt cha mẹ có thể áp dụng một số loại thảo dược có tác dụng trị ho được sử dụng phổ biến:
-
Quất (tắc) chưng đường phèn: Đây là phương pháp dân gian được bố mẹ sử dụng rất phổ biến để trị ho ở trẻ. Quất chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp giảm ho, tiêu đờm.
-
Chữa ho bằng gừng: Gừng là thảo dược tự nhiên có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên. Uống nước gừng ấm làm giảm tình trạng đau rát, ngứa cổ họng, giảm ho hiệu quả.
-
Trị ho bằng lá húng chanh: Lá húng chanh được xếp vào danh mục các cây thuốc nam của trạm y tế cơ sở. Nó khá phổ biến nên rất dễ tìm được, có tác dụng chữa cảm cúm, ho… thường được sắc uống chữa bệnh. Lá húng chanh còn được điều chế thành tinh dầu chứa chất kháng sinh mạnh, có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây viêm đường hô hấp.
Quất chưng đường phèn là phương pháp trị ho hiệu quả
Sử dụng thuốc trị ho
Tùy thuộc vào mục đích điều trị để giảm ho hay long đờm để lựa chọn thuốc phù hợp cho trẻ và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Khi trẻ ho khan quá nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, cho bé dùng thuốc ho để giảm bớt cơn ho. Trẻ ho có đờm, đờm đặc, không tự khạc ra được nên cho bé dùng thuốc long đờm.
-
Thuốc ho ở trẻ em chỉ nên dùng khi trẻ ho khan, ho do kích ứng. Khi trẻ ho khan nhiều quá, bị mất sức vì trẻ ho nhiều về đêm thì mới cho uống thuốc ho để làm dịu cơn ho.
-
Thuốc long đờm nên dùng khi trẻ ho có đờm hoặc đờm quá đặc không khạc ra được
Lưu ý tránh dùng cùng lúc thuốc long đờm với thuốc giảm ho.
Thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cho trẻ
-
Không nên cho bé ăn sát giờ đi ngủ: do bé vừa ăn no, thức ăn chưa kịp tiêu hóa và nằm ngủ, dịch vị dạ dày có thể trào ngược kích thích cổ họng gây ho.
-
Đeo khẩu trang: Bé thường bị ho do dị ứng hoặc hen suyễn, khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang cho bé để hạn chế tiếp xúc với dị nguyên.
-
Vệ sinh mũi họng thường xuyên: Dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi và súc miệng hằng ngày để làm sạch đường hô hấp và họng.
-
Uống nhiều nước ấm: Khi trẻ bị ho, uống nước ấm sẽ giúp long đờm, giảm bớt cơn ho.
Nên đeo khẩu trang cho bé để hạn chế tiếp xúc với dị nguyên
4. Trẻ ho nhiều về đêm có nguy hiểm không? Khi nào cần đưa trẻ đi khám
Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể là dấu hiệu của một bệnh lý hô hấp thông thường, thường không gây nguy hiểm, có thể theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên khi trẻ có đi kèm các triệu chứng dưới đây, hãy đưa trẻ đi khám ngay:
IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ phòng khám nhi uy tín tại Hà Nội, bố mẹ chủ động tìm hiểu và đưa con đi khám như mong muốn:
Tên Cơ sở y tế |
Địa chỉ |
Mức giá khám |
Note |
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn |
Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội |
400,000đ |
|
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS |
Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội |
350,000đ |
|
Bệnh viện An Việt |
Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội |
200,000đ |
|
Phòng khám ĐKQT Thanh Chân |
Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội |
200,000đ |
|
Phòng khám Nội CCare |
Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hà Nội |
350,000đ |
Có Bác sĩ khám tại nhà |
Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…
Bố mẹ có thể đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.
1900 3367
Bố mẹ tìm hiểu và nên đưa con đi khám tại các bệnh viện, phòng khám uy tín với bác sĩ nhi có chuyên môn cao
Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể không gây nguy hiểm, tuy nhiên bố mẹ cũng cần theo dõi sát các triệu chứng và diễn biến của bệnh để đưa ra hướng xử trí phù hợp nhất. Với bài viết trên IVIE – bác sĩ ơi cung cấp cho cha mẹ các thông tin về nguyên nhân, cách điều trị và một số lưu ý khi chăm sóc trẻ ho về đêm nhưng không sốt.