Nội dung chính
  • 1. Hiện tượng trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng
  • 2. Trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng có sao không?
  • 3. Khi nào trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng nên đi khám bác sĩ.
  • 4. Cách chăm sóc trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng
Nội dung chính
  • 1. Hiện tượng trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng
  • 2. Trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng có sao không?
  • 3. Khi nào trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng nên đi khám bác sĩ.
  • 4. Cách chăm sóc trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng có sao không? Cách xử lý

Tham vấn y khoa:
BSPhạm Thị Hà Trang
Sản phụ khoa,Chuyên khoa Phụ Sản - KHHGĐ,Chuyên khoa Phụ sản
Trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng có sao không? Nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào? Tất cả những thắc mắc này được IVIE - Bác sĩ ơi gửi đến các bậc phu huynh ngay dưới đây. 
Nội dung chính
  • 1. Hiện tượng trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng
  • 2. Trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng có sao không?
  • 3. Khi nào trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng nên đi khám bác sĩ.
  • 4. Cách chăm sóc trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng

1. Hiện tượng trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng

Hỏi: “Chào bác sĩ, bé nhà em được gần 2 tuổi, gia đình em mới cho cháu đi nhà trẻ được khoảng 1 tháng nay và ăn bán trú tại trường. Khoảng 2 tuần này trẻ xuất hiện vài lần đi ngoài ra nước màu vàng, từ 2-4 lần trên ngày. Em đã bổ sung men vi sinh cho con nhưng tình trạng này vẫn tái diễn. Bác sĩ cho em hỏi tình trạng trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng có sao không và cách xử lý ạ.” 

Trả lời: 

“Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ 2 tuổi  diễn ra khá phổ biến, một trong số đó là dấu hiệu trẻ bị ngoài ra nước màu vàng có lẫn nhầy khá thường gặp và gây ra nhiều khó chịu cho trẻ, đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý đường tiêu hóa hay toàn thân, cha mẹ khi gặp tình trạng này không nên được bỏ qua mà cần theo dõi thật sát tình trạng sức khỏe của trẻ và  đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa nhi uy tín. Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu về các nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng và các cách xử lý khi gặp phải nhé.” 

Hiện tượng trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng

2. Trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng có sao không?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng lẫn nhầy, cùng tham khảo những nguyên nhân sau đây:

Nhiễm khuẩn đường ruột do virus

  • Rotavirus: Rotavirus là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy, tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Virus này gây viêm dạ dày, viêm đường ruột với những biểu hiện  rất đặc trưng như: trẻ bị tiêu chảy đi ngoài ra nước màu vàng, sốt và nôn. Tình trạng bệnh do Rotavirus gây ra có thể từ nhẹ đến nặng, có thể từ không có triệu chứng đến tiêu chảy mất nước, nặng nề nhất có thể tử vong. Trẻ 2 tuổi tỷ lệ nhiễm rotavirus khá cao, đây cũng là nguyên nhân lý giải cho câu hỏi khi cha mẹ có trẻ 2 tuổi bị đi ngoài ra nước màu vàng kèm nôn, sốt. 
  • Ngoài ra tác nhân do Virus còn nhiều chủng loại khác như calicivirus, astrovirus, norovirus, adenovirus, virus có thể gây ra đi ngoài phân nước, nôn mửa, đau bụng, sốt.  

Trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng có thể là nhiễm khuẩn đường ruột do virus

 Nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ bằng cách cách như: ăn đồ ăn thức uống bị nhiễm vi khuẩn hoặc ôi thiu, dụng cụ ăn - đồ vật không đảm bảo vệ sinh, không rửa tay trước khi ăn,... Tác nhân gây bệnh này khá phổ biến ở lứa tuổi trẻ đi nhà trẻ. 

Một số tác nhân do vi khuẩn phải kể đến như  E.coli, Shigella, Salmonella,... Các vi khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sản sinh ra các độc tố hoặc tấn công trực tiếp vào đường ruột của trẻ, gây ra các biểu hiện tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, mệt mỏi,.. 

Trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng có thể bởi nhiễm do vi khuẩn

Nhiễm khuẩn đường ruột do ký sinh trùng

Giải đáp thắc mắc về câu hỏi tác nhân gây ra trẻ 2 tuổi tình trạng đi ngoài ra nước màu vàng thì một trong những nguyên nhân không thể bỏ qua là  ký sinh trùng. Chúng xâm nhập vào các tế bào biểu mô ruột gây gây tổn thương ở ruột non, đại tràng, và đường mật. Trẻ nhiễm bệnh có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy kéo dài uống men tiêu hóa thông thường không cải thiện, một số trường hợp có thể bị viêm túi mật hoặc xơ đường mật. 

Các tác nhân gây bệnh hay gặp là: giardia, cryptosporidium, isospora, cyclospora, sarcocystis,..  Biểu hiện mỗi loại ký sinh trùng sẽ có nét đặc trưng riêng, nhưng đặc điểm chung sẽ bảo gồm tiêu chảy kéo dài kèm theo có yếu tố dịch tễ( Ví dụ: nhà trẻ, gia đình, những người sống chung,... ) 

Mọc răng

Khi trẻ mọc răng, cảm giác khó chịu khiến trẻ tiết nhiều dịch nước bọt, dớt dãi, kèm theo đó trẻ có xu hướng ngậm mút do phản ứng ngứa lợi. Chính điều này khiến cho trẻ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột làm tăng tình trạng tiêu chảy đi ngoài phân nhiều nước vàng, và chính cảm giác đau đớn khó chịu do mọc răng tạo ra một stress cho trẻ, kích thích đến các quai ruột khiến nhu động ruột tăng lên và gây ra tình trạng trẻ đau bụng, rối loạn tiêu hoá, đi ngoài phân nhiều nước. 

Trẻ mọc răng sẽ tiết nhiều dịch nước bọt, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột

Dị ứng 

Khi dị nguyên gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể của trẻ, có thể là tác động trực tiếp qua đường tiêu hoá( thức ăn, nước uống, thuốc dạng uống) hay gián tiếp ( qua hệ hô hấp, da hoặc đường tĩnh mạch qua tiêm truyền) đều có nguy cơ gây ra tình trạng rối loạn hệ tiêu hoá cho trẻ, trẻ em nói chung hay trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng kèm đau bụng, nôn mửa kèm các triệu chứng  nổi mề đay dị ứng, sẩn ngứa,  ngứa râm ran và ngứa trong miệng, tê lưỡi, nặng hơn là tim đập nhanh, thở khò khè, khó thở, nghẹt mũi, tím tái, trường hợp nặng có thể tử vong. 

Trẻ có thể biểu hiện bệnh ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc sau một khoảng thời gian nhất định. Càng những lần sau thì biểu hiện tình trạng bệnh sẽ càng rầm rộ. Cha mẹ hay người chăm sóc trẻ cần lưu ý những tác nhân gây dị ứng cho trẻ, tìm được quy luật về tiền sử tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng để loại bỏ, tránh tiếp xúc. Nếu để lâu dài rất nguy hiểm, trẻ bị tiêu chảy mạn, kém hấp thu, suy dinh dưỡng, trường hợp nguy hiểm có thể tiên lượng nặng, thậm trí tử vong. 

Nhiễm trùng đường hô hấp ,tai mũi họng

Trẻ bị tiêu chảy kèm với nhiễm trùng đường hô hấp hoặc  tai mũi họng do virus hoặc vi khuẩn, phổ biến  ở trẻ em dưới 2 tuổi. Trẻ quấy khóc, sốt, viêm đường hô hấp - tai mũi họng kèm nôn mửa, kém ăn, tiêu chảy. 

Sử dụng thuốc kháng sinh

Kháng sinh gây loạn khuẩn đường tiêu hóa, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong ruột khiến trẻ bị tiêu chảy đi ngoài ra nước màu vàng. Tình trạng này sẽ sớm được cải thiện khi trẻ bổ sung men vi sinh đúng cách. Cha mẹ đừng chủ quan tự ý đánh giá mà hãy tham khảo qua ý kiến của bác sĩ. 

Kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong ruột khiến trẻ bị tiêu chảy đi ngoài ra nước màu vàng

Xơ nang

Xơ nang là nguyên nhân gây ra biểu hiện trẻ em nói chung hay trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước vàng lẫn nhầy, ít gặp hơn so với các tác nhân trên. Biểu hiện bệnh xuất hiện rất sớm, thường dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên khi bệnh biểu hiện âm thầm hoặc cha mẹ không đưa con đi khám đúng địa chỉ uy tín có thể gây kéo dài thời gian được chẩn đoán ra bệnh và điều trị kịp thời. 

Trẻ có biểu hiện chậm tăng cân hoặc chững cân, trẻ còi xương suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất so với các bạn đồng trang lứa. Bệnh khá nguy hiểm và diễn biến bệnh phức tạp

3. Khi nào trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng nên đi khám bác sĩ.

Biểu hiện của trẻ khi bị tiêu chảy hay đi ngoài ra nước thường là : 

– Trẻ đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày, tình trạng có thể cấp hoặc mạn nếu kéo dài trên 14 ngày.

– Trẻ đau bụng có thể nôn mửa.

– Có thể kèm theo sốt , sốt nhẹ hoặc sốt cao

– Mệt mỏi.

Khi nào trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng nên đi khám bác six

 

Tùy vào tình trạng bệnh mà trẻ có thể được kê đơn điều trị ngoại trú hoặc tại viện. Quá trình theo dõi con tại nhà cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay nếu có các dấu hiệu sau: 

  • Hai trong các dấu hiệu sau biểu hiện tình trạng trẻ có mất nước hoặc mất nước nặng, cần đến viện bù dịch ngay:
    • Li bì khó đánh thức 
    • Vật vã, kích thích
    • Mắt trũng
    • Háo nước hoặc nghiêm trọng hơn là không uống được - uống kém
    • Da nhăn nheo, véo da thấy nếp véo da mất chậm
  • Ngoài ra, nếu bé dưới 6 tháng tuổi có những triệu chứng sau, bạn nên đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức:
  •  Sốt cao từ 38,5 độ trở lên
  • Phân có kèm máu hoặc giống như mủ.
  • Quấy khóc nhiều, mệt mỏi, không chơi, hỏi không bắt chuyện
  • Bụng chướng căng
  • Nôn mửa, trớ nhiều
  • Bú kém, bỏ bú

4. Cách chăm sóc trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng

Bù nước: Nguyên tắc bù nước theo cân nặng và lứa tuổi, trẻ nhỏ bù sữa và nước điện giải. Pha oresol theo đúng tỉ lệ, tránh pha đặc hơn khiến trẻ có thể bị rối loạn điện giải. Cho trẻ bù nước sau mỗi lần bị nôn hoặc đi ngoài theo nguyên tắc:

  • Trẻ < 24 tháng: bù từ 50-100ml/ lần
  • Trẻ > 24 tháng: bù từ 100-200ml/ lần

Chế độ dinh dưỡng: Cho trẻ ăn thực phẩm sạch, chế biến ít dầu mỡ, dễ hấp thu, giàu dinh dưỡng, nếu trẻ bị nôn mửa thì chia nhỏ bữa cho trẻ khoảng 5-6 bữa/ ngày. Bổ sung kẽm cho trẻ qua các thực phẩm giàu kẽm hoặc thực phẩm chức năng chứa kẽm. 

Giữ gìn vệ sinh cho trẻ: Cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ và ngoài chăm sóc trẻ, rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, và sau khi tiếp xúc những đồ vật công cộng. Khử trùng bình sữa, vật dụng của trẻ hàng ngày. 

Đưa trẻ đi khám kịp thời: Cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng bệnh của con, khi phát hiện các dấu hiệu đã hướng dẫn ở trên cần đưa con đi gặp bác sĩ ngay.

Trên đây IVIE - Bác sĩ ơi đã giúp cha mẹ giải đáp cho câu hỏi “Trẻ 2 tuổi đi ngoài ra nước màu vàng có sao không? Cách xử lý “ Mong rằng bài viết đã cung cấp những thông tin đầy đủ và giải đáp được câu hỏi của cac bạn. Hoặc có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ App đặt lịch khám online qua: 1900.3367, hoặc tải app IVIE- Bác sĩ ơi và hỏi đáp cùng các bác sĩ chuyên gia để nhận những lời tư vấn hữu ích và hiệu quả nhất.

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/09/2023 - Cập nhật 25/09/2023
4.6/5 - (28 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

6 Địa chỉ khám bộ phận sinh dục nữ an toàn, uy tín tại Hà...

6 Địa chỉ khám bộ phận sinh dục nữ an toàn, uy tín tại Hà...

Khám phụ khoa giúp chị em phụ nữ tự tin về sức khỏe của mình. Để đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, việc chọn nơi khám bộ phận sinh dục nữ là rất quan...

22/04/2024

59 Lượt xem

10 Phút đọc

Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

Trẻ em bị nổi hạch ở háng khiến rất nhiều mẹ lo lắng, liệu rằng việc nổi hạch này có ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình không? Nếu mẹ băn khoăn về tình trạng...

20/04/2024

75 Lượt xem

7 Phút đọc

Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ: Cách xử lý kịp thời

Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ: Cách xử lý kịp thời

Tình trạng nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ gây ra tâm lý lo lắng ở đối với các phụ huynh. Chắc hẳn, rất nhiều cha mẹ đã tìm hiểu về tình hạch nổi hạch sau gáy ở trẻ ...

20/04/2024

84 Lượt xem

6 Phút đọc

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị

Sởi là một bệnh truyền nhiễm có độ lây lan nhanh, dễ trở thành dịch do lây qua đường không khí. Nếu không để ý tới những dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và ...

20/04/2024

74 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG