Nội dung chính
  • 1. Bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ có phải là bệnh?
  • 2. Nguyên nhân khiến bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ 
  • 3. Bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ gây ra ảnh hưởng gì?
  • 4. Khi nào bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ cần khám bác sĩ
  • 5. Điều trị bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ
Nội dung chính
  • 1. Bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ có phải là bệnh?
  • 2. Nguyên nhân khiến bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ 
  • 3. Bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ gây ra ảnh hưởng gì?
  • 4. Khi nào bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ cần khám bác sĩ
  • 5. Điều trị bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ có nguy hiểm không? 

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Tinh hoàn bé trai bên to bên nhỏ là hiện tượng rất hay gặp trong thời gian gần đây. Đây cũng là điều làm cho các bậc cha mẹ cảm thấy hoang mang, lo lắng. Bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng tiềm ẩn nhiều bệnh lý rất nguy hiểm. Những cha mẹ cần chú ý đến sự phát triển của con mình để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 
Nội dung chính
  • 1. Bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ có phải là bệnh?
  • 2. Nguyên nhân khiến bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ 
  • 3. Bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ gây ra ảnh hưởng gì?
  • 4. Khi nào bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ cần khám bác sĩ
  • 5. Điều trị bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ

1. Bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ có phải là bệnh?

Tinh hoàn hai bên không đều hay bên to bên nhỏ là hiện tượng kích thước 2 bên tinh hoàn không bằng nhau, có thể bị bên cao, bên thấp. Một số trường hợp, tinh hoàn một bên chỉ bằng một nửa bên còn lại. 

Nếu như bé trai bị tinh hoàn bên to bên nhỏ mà không có thêm bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào khác như: bìu bị sưng tấy, bị tím, ửng đỏ, trẻ quấy khó, bỏ bú thì đây là hiện tượng bình thường. 

Vì vậy, bậc cha mẹ cần phải theo dõi sự phát triển của hai bên tinh hoàn của trẻ. Nếu tinh hoàn bên to bên nhỏ do bệnh lý thì nguyên nhân do tinh hoàn lạc chỗ. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm, rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như vô sinh nam hoặc ung thư tinh hoàn.

Bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ có phải là bệnh?

Bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ có phải là bệnh?

Hiện nay có những cách để kiểm tra chính xác kích thước của tinh hoàn hai bên có bị lệch không như sau: 

  • Bước 1: Đứng ở tư thế đứng thẳng, hai chân dạng rộng bằng vai 
  • Bước 2: Dùng tay để kiểm tra phần bìu có bị sưng đỏ hay bất thường gì không 
  • Bước 3: Chạm nhẹ nhàng để kiểm tra hai bên tinh hoàn 
  • Bước 4: Cuốn tinh hoàn ở giữa ngón trỏ và ngón cái, sau đó có thể cảm nhận được bề mặt và xung quanh của tinh hoàn. 

Nếu tinh hoàn có những triệu chứng bất thường dưới đây, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám ngay: 

  • Xung quanh hoặc trong tinh hoàn có xuất hiện những nốt u nhỏ, sờ vào thấy sưng hoặc cứng
  • Tinh hoàn quá mềm hoặc quá bị cứng 
  • So với lần trước, tinh hoàn thay đổi kích thước quá nhanh (to lên, hoặc bé đi) 
  • Tinh hoàn bị sưng nóng, đau, đỏ, đặc biệt đau tăng lên khi chạm vào. 

Xem thêm: Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

2. Nguyên nhân khiến bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ, cụ thể như sau: 

Nguyên nhân sinh lý

Nguyên nhân sinh lý là do sự phát triển không đều ngay từ đầu của hai bên tinh hoàn. Trường hợp khác, trẻ sơ sinh tinh hoàn chưa xuống bìu, vẫn nằm trên ổ bụng, bên còn lại đã xuống bìu. Chính vì thế, khi trẻ sơ sinh có hiện tượng tinh hoàn bên to bên nhỏ, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi để tránh tình trạng này làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con sau này. 

Nguyên nhân bệnh lý

Sau đây là một số những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ

Tinh hoàn ẩn

Đây là một trong những bệnh lý rất hay gặp và là mối lo hàng đầu đối với trẻ sơ sinh nam, dẫn đến tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ. Tinh hoàn ẩn là hiện tượng tinh hoàn một bên hoặc hai bên không xuống bìu mà nằm trong ổ bụng. 

Tinh hoàn ẩn dẫn đến tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ ở bé trai

Tinh hoàn ẩn dẫn đến tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ ở bé trai

Khi nhiệt độ trong ổ bụng quá cao, tinh hoàn sẽ gây tổn thương chức năng sinh lý và sinh dục của bộ phận này. Để có thể phát hiện sớm thì bậc phụ huynh cần kiểm tra tinh hoàn 2 bên của trẻ ngay sau khi sinh. 

 Viêm mào tinh hoàn

Phần mào tinh hoàn là ống dẫn nhỏ nằm ở sau tinh hoàn. Nếu mào tinh hoàn bị viêm do chấn thương, nhiễm trùng ngược dòng hoặc những bệnh lý lây qua đường tinh dục thì một bên tinh hoàn sẽ có kích thước lớn hơn bên còn lại. Đây là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất dẫn đến tình trạng bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ

Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn là tình trạng nhiễm trùng gây viêm thường xảy ra ở tinh hoàn. Nguyên nhân chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn. Tình trạng này thường gây cảm giác đau đớn, tăng kích thước tinh hoàn bên viêm. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm suy giảm chức năng sinh sản của nam giới dẫn đến vô sinh. 

Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn thường xảy ra ngay sau khi sinh ở những trẻ bị đẻ non sau vài tháng hoặc vài năm, nhất là khi trẻ rặn hoặc ho nhiều. Đây là hiện tượng những tạng hay quai ruột ở trong ổ bụng xuống bẹn do ống bẹn chưa đóng. 

Thoát bị bẹn - ruột từ ổ bụng xuống tinh hoàn làm tinh hoàn bị to lệch 1 bên 

Thoát bị bẹn - ruột từ ổ bụng xuống tinh hoàn làm tinh hoàn bị to lệch 1 bên 

Khi kiểm tra, bố mẹ có thể thấy một khối u mềm nằm trên bếp bẹn của trẻ và có thể thay đổi kích thước khi trẻ khóc. Đối với trường hợp này cần phẫu thuật để đóng ống bẹn, đưa những cơ quan về đúng vị trí giải phẫu. 

Tràn dịch màng tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh hoàn còn được gọi là tràn dịch màng tinh do ống bẹn của nam giới không đóng được. Tình trạng này khiến dịch từ ổ bụng tụ lại ở túi bìu, gây sưng nhưng không đau. Một số những trường hợp tràn dịch có thể tự khỏi. Trong khi một số trường hợp cần phẫu thuật để loại bỏ dịch thừa. 

Tràn dịch màng tinh hoàn làm cho tinh hoàn của bé bị sưng to hơn 

Tràn dịch màng tinh hoàn làm cho tinh hoàn của bé bị sưng to hơn 

Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là tình trạng do di chuyển, xoay quá mức hoặc xoắn dây thừng tinh. Tình trạng này có thể gây đau nghiêm trọng tại phần tinh hoàn. Người bệnh cần được điều trị phẫu thuật xoắn rối để đảm bảo lưu lượng máu đến nuôi tinh hoàn được lưu thông. Nếu điều trị, can thiệp quá muộn có thể gây viêm, hoại tử tinh hoàn. 

Xoắn tinh hoàn dẫn đến tình trạng tinh hoàn 1 bên bị to hơn bên còn lại 

Xoắn tinh hoàn dẫn đến tình trạng tinh hoàn 1 bên bị to hơn bên còn lại 

Nang thừng tinh

Cha mẹ có thể quan sát thấy có khối tròn hoặc bầu dục nằm ở vùng bìu. Khối nang này thường trơn láng, không đau và nằm cạnh dưới tinh hoàn. Thông thường bậc cha mẹ hay nghĩ là do tinh hoàn bên to bên nhỏ nhưng thật ra không phải. Nên thực hiện phẫu thuật nang thừng tinh càng sớm càng tốt cho sức khỏe sinh sản của bé trai sau này. 

Mẹ tham khảo: Trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài mẹ nên làm gì?

3. Bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ gây ra ảnh hưởng gì?

Bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ nếu không có biện pháp can thiệp sớm có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như sau: 

  • Bị xoắn tinh hoàn, không điều trị có thể tổn thương vĩnh viễn. 
  • Thoát vị bẹn nghẹt có thể gây hoại tử tạng bị thoát vị, tổn thương tinh hoàn và viêm phúc mạc. 
  • Màng tinh hoàn bị tổn thương 
  • Suy giảm chất lượng tinh trùng nghiêm trọng 
  • Ung thư tinh hoàn 

Mẹ tham khảo: 5 cách chữa trẻ em bị ngứa vùng kín vào ban đêm

4. Khi nào bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ cần khám bác sĩ

Khi bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ cần nhanh chóng cho đến bệnh viện để kiểm tra để chẩn đoán và điều trị kịp thời: 

  • Cảm thấy đau nhói tinh hoàn hoặc đau xung quanh tinh hoàn
  • Tinh hoàn bị sưng to 
  • Phần da ở tinh hoàn chuyển sang màu đỏ hoặc màu nâu
  • Có tiết dịch, chảy dịch hoặc máu ở dương vật
  • Bé trai bị đau lưng hoặc đau bụng dưới 
  • Mô vú của bé bị sưng hoặc đau 

Bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ cần khám bác sĩ

Bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ cần khám bác sĩ

5. Điều trị bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ

Để chẩn đoán và điều trị sớm tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ trai thì cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên. Do đó, ngay từ khi trẻ sinh ra, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra trong quá trình phát triển của trẻ. Nếu phát hiện bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ hoặc không có tinh hoàn trong bìu thì cần đưa trẻ đi khám ngay. 

Một số những xét nghiệm cần được tiến hành để chẩn đoán trường hợp bé trai tinh hoàn bị bên to bên nhỏ như sau: 

  • Siêu âm bìu: Giúp xác định loại trừ trường hợp tinh hoàn bị ẩn 
  • Chụp CT Scan hoặc nội soi ổ bụng giúp chẩn đoán trong trường hợp không sờ thấy tinh hoàn hoặc siêu âm không thấy. 

Một số những xét nghiệm khác cũng có thể được thực hiện cho việc chẩn đoán như xét nghiệm NST, nội tiết hay làm chất chỉ điểm ung thư.

Điều trị bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ thường là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật này giúp đưa tinh hoàn về đúng vị trí giải phẫu bình thường trong bìu, giúp cho tinh hoàn được phát triển tốt nhất ở nhiệt độ thích hộ. 

Thời điểm phù hợp nhất để phẫu thuật là khi trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi. Đây là một giai đoạn giúp cải thiện tốt những chức năng của tinh hoàn và giảm được nguy cơ bị ung thư hoá. 

Trên đây là bài viết chi tiết về bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ của IVIE - Bác sĩ ơi gửi đến bạn. Nếu chưa biết tình trạng bé có phải bệnh không, bạn có thể tham khảo trước tại hỏi đáp miễn phí với bác sĩ. Ngoài ra, để đặt lịch tư vấn nhi từ xa, hoặc đặt lịch khám tại bệnh viện, phòng khám uy tín, bạn liên hệ tổng đài: 1900.3367 để được hỗ trợ tốt nhất. 

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
533 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
1920 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
1240 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
2962 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG