Khi mang thai, các bà bầu thường gặp rất nhiều những bệnh, hội chứng đặc trưng như: tiểu đường thai kỳ, thay đổi hormone, cùng với những lo lắng cho sức khỏe, vấn đề sinh nở và chăm sóc con khiến cho các bà bầu dễ stress. Nếu trải qua những biến cố, hay không được quan tâm đúng mức, các bà bầu dễ rơi vào stress khi mang thai. Trong bài viết hôm nay, IVIE- Bác sĩ ơi sẽ giúp bạn hiểu thêm về stress khi mang thai và cách vượt qua stress khi mang thai.
1. Dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị stress
Mang thai là một giai đoạn vô cùng đặc biệt trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ, và khi mang thai, cơ thể của bà bầu có thể trải qua rất nhiều thay đổi về cảm xúc, tâm lý và thể chất. Một trong những thay đổi đó là các mẹ bầu dễ stress hơn so với bình thường. Một số dấu hiệu phổ biến stress khi mang thai có thể bao gồm:
-
Hoạt động chậm chạp hơn trước, trí nhớ giảm sút
-
Giảm tiếp xúc với người xung quanh, kể cả chồng, tự cô lập bản thân, và ít chia sẻ, tâm sự.
-
Bỏ bê bản thân, sử dụng chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá….
-
Quan tâm thái quá đến vấn đề sức khỏe: liên tục lên mạng tra cứu, thường xuyên lo lắng chỉ vì một dấu hiệu nhỏ
-
Thường xuyên căng thẳng và lo lắng: Bà bầu có thể cảm thấy căng thẳng và lo lắng về tương lai, sức khỏe của mình và sự phát triển của thai nhi. Công việc, tài chính, quan hệ gia đình, và các thay đổi trong cuộc sống cũng có thể gây ra căng thẳng trong thời gian mang thai.
Thường xuyên căng thẳng và lo lắng là một trong những dấu hiệu của stress khi mang thai
-
Rối loạn giấc ngủ: Stress cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bà bầu, gây ra khó ngủ, mất ngủ khi mang thai, ngủ không sâu giấc, hay thức dậy vào ban đêm.
-
Thay đổi cảm xúc: Bà bầu có thể cảm thấy dễ cáu gắt, dễ nổi giận, hay có cảm giác buồn bã, trầm cảm trong thời gian mang thai. Các biến đổi hormon cũng có thể góp phần vào thay đổi cảm xúc này. Đặc biệt, các bà bầu còn dễ biểu hiện cảm xúc một cách thái quá: dễ khóc, dễ buồn và đôi khi khóc nhiều không rõ lý do
-
Rối loạn ăn uống: Stress cũng có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của bà bầu, dẫn đến việc ăn quá nhiều hoặc không ăn đủ, có thể gây ra tăng cân không cân đối hoặc thiếu dinh dưỡng.
-
Gặp phải các vấn đề về sức khỏe thể chất: Stress có thể gây ra các triệu chứng thể chất như đau đầu, đau lưng, tiểu đường động kinh, hay các triệu chứng khác của căng thẳng cơ thể
Stress có thể gây ra các triệu chứng như đau lưng
2. Nguyên nhân gây stress khi mang thai
Stress khi mang thai đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và nguyên nhân này ở mỗi bà bầu mỗi khác. Sau nhiều nghiên cứu, các chuyên gia tâm lý đã tổng hợp được một số nguyên nhân chính khiến phụ nữ có thai dễ bị stress như sau:
Thay đổi hormone
Khi mang thai, các hormon trong cơ thể thay đổi, khiến cho các bà bầu trở nên nhạy cảm, dễ bộc lộ cảm xúc hơn. Điều đó cũng khiến cho họ suy nghĩ nhiều, lo lắng và mệt mỏi nhiều hơn.
Áp lực tài chính
Có con cần rất nhiều khoản tiền phải chi: Tiền khám thai định kì, tiêm phòng, bỉm sữa cho con, tiền thuốc, thực phẩm chức năng… Điều này khiến cho các mẹ bầu lo lắng và áp lực về tài chính, dễ rơi vào tình trạng stress nặng.
Áp lực tài chính khiến các mẹ bầu lo lắng áp lực và dễ rơi vào tình trạng stress
Áp lực xã hội
Trong quá trình mang thai, phụ nữ vô tình phải đối mặt với sự soi xét của những người xung quanh như: giới tính thai nhi, cân nặng của con, cân nặng của mẹ và cả chuyện ăn uống của mẹ bầu, khiến cho mẹ bầu trở nên áp lực hơn bao giờ hết.
Thiếu sự hỗ trợ
Quá trình mang thai đã rất dài và nhiều khó khăn, mệt mỏi, từ việc cơ thể nặng nề, đi lại khó khăn, chèn ép các cơ quan nội tạng gây khó thở đến các bệnh gặp khi mang thai như tiểu đường thai kỳ…. Nếu người phụ nữ phải đơn độc, không có ai cùng chia sẻ tâm sự hay không có sự giúp đỡ, hỗ trợ sẽ dễ stress hơn, đặc biệt là ở những bà mẹ đơn thân.
3. Stress khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé ra sao?
Stress khi mang thai ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần cả mẹ và bé.
Ảnh hưởng của stress khi mang thai lên mẹ
Stress khiến mẹ bầu giảm chăm sóc sức khỏe, ăn uống kém, có thể sử dụng chất kích thích, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bản thân. Những hậu quả của việc này còn có thể kéo dài đến sau khi sinh em bé.
Stress khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người mẹ
Ảnh hưởng của stress khi mang thai đến em bé
Stress khi mang thai ở mẹ sẽ dẫn đến vô vàn hệ lụy ở trẻ: Trẻ có thể nhẹ cân, sức đề kháng kém, chậm phát triển, có thể sinh non hay là gặp các vấn đề rủi ro khi sinh. Đặc biệt, sau này khi sinh ra, trẻ có thể có tính cách bất thường hơn các đứa trẻ có mẹ bình thường.
Tổng đài tư vấn và đặt khám tâm lý tại các bệnh viện, phòng khám uy tín
1900 3367
3. Cách vượt qua stress khi mang thai
Khi nhận ra mình stress khi mang thai, bạn cần phải được chữa trị càng sớm càng tốt. Sau đây, IVIE- Bác sĩ ơi sẽ gợi ý một số cách chữa trị stress khi mang thai như sau:
-
Nghỉ ngơi và ăn uống điều độ: Các bà bầu nên thiết lập các thói quen ăn uống lành mạnh, cân bằng đủ các nhóm chất và tích cực nạp các thực phẩm tốt vào cơ thể, vừa giúp tinh thần thoải mái hơn và bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé. Ngoài ra, các bà bầu nên tập thói quen ngủ đúng giấc, ngủ sớm. Trước khi đi ngủ có thể uống một cốc sữa ấm hay nghe những bản nhạc dịu êm.
Tập các môn thể dục nhẹ nhàng dành cho bà bầu là cách vượt qua stress khi mang thai
-
Sự quan tâm, chăm sóc của người thân bạn bè: Chìa khóa của việc chữa trị trầm cảm chính là bà bầu được chia sẻ các vấn đề đang gặp phải, được đồng cảm, quan tâm và được thấu hiểu.
-
Tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý: Các bà bầu có thể nghe tư vấn bởi bác sĩ online hay bác sĩ tại cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ có các liệu pháp tâm lý thích hợp, cùng với đó là kê thêm một số thuốc hỗ trợ: tăng sức đề kháng, ngủ ngon….
Một số địa chỉ uy tín các mẹ bầu có thể đến thăm khám khi stress như sau:
-
Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội;
-
Phòng khám Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội;
-
Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa: 37 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội;
Khám trực tiếp tại các cơ sở y tế bạn sẽ được tư vấn trực tiếp với bác sĩ và làm một số xét nghiệm hoặc test hành vi, cảm xúc, giúp cho việc chẩn đoán chính xác. Bạn có thể để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch khám tại Bệnh viện, phòng khám uy tín gần nhất và với bác sĩ giỏi theo yêu cầu.
Một số bác sĩ tâm lý giỏi tại các Bệnh viện, Phòng khám lớn, uy tín
Hoặc bạn có thể lựa chọn khám tâm lý online tại nhà, giúp bạn xác định chính xác được vấn đề của bản thân, nhận được các lời khuyên hữu ích, tư vấn và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý các bác sĩ tâm lý online có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm dưới đây, bác sĩ được nhiều người bệnh đánh giá cao về quá trình thăm khám và hiệu quả điều trị.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám online với bác sĩ tâm lý
Tải app
Thông qua cuộc gọi video call bác sĩ sẽ trao đổi trực tuyến và tiến hành từng bước điều trị, đây là cách điều trị tâm lý được nhiều người sử dụng. Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi và đặt khám với bác sĩ tâm lý.
Khám tâm lý online, liệu pháp điều trị tại nhà
Stress khi mang thai và cách vượt qua stress khi mang thai mà IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ phía trên, hy vọng đã cung cấp cho các mẹ những thông tin hữu ích, chúc các mẹ bầu sẽ luôn có sức khỏe tốt, mạnh mẽ và hạnh phúc trên hành trình mang thai cũng như sinh con!