Nội dung chính
  • 1. Hội chứng ám ảnh quá khứ là bệnh gì?
  • 2. Dấu hiệu cho thấy bạn bị hội chứng ám ảnh quá khứ
  • 3. Ảnh hưởng của hội chứng ám ảnh quá khứ
  • 4. Cách thoát khỏi hội chứng ám ảnh quá khứ
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng ám ảnh quá khứ là bệnh gì?
  • 2. Dấu hiệu cho thấy bạn bị hội chứng ám ảnh quá khứ
  • 3. Ảnh hưởng của hội chứng ám ảnh quá khứ
  • 4. Cách thoát khỏi hội chứng ám ảnh quá khứ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Hội chứng ám ảnh quá khứ là gì? Cách thoát khỏi

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng suy nghĩ, nuối tiếc hay hối hận vì những điều đã xảy ra trong quá khứ. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy sợ hãi và lo lắng quá mức về những điều đã qua, rất có thể bạn đã mắc hội chứng ám ảnh quá khứ - một hội chứng tâm lý tương đối hiếm gặp nhưng nó lại gây ra ảnh hưởng lớn lên cuộc sống của người mắc bệnh. Bạn hãy cùng IVIE- Bác sĩ ơi tìm hiểu về chứng bệnh đặc biệt này nhé!
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng ám ảnh quá khứ là bệnh gì?
  • 2. Dấu hiệu cho thấy bạn bị hội chứng ám ảnh quá khứ
  • 3. Ảnh hưởng của hội chứng ám ảnh quá khứ
  • 4. Cách thoát khỏi hội chứng ám ảnh quá khứ

1. Hội chứng ám ảnh quá khứ là bệnh gì?

Hội chứng ám ảnh quá khứ còn được biết đến với tên Tiếng Anh là Mnemophobia, được định nghĩa là sự sợ hãi hay ám ảnh bởi những việc xảy ra trong quá khứ, có thể là một sự việc nghiêm trọng, mang tính sang chấn tâm lý. Người mắc hội chứng này luôn mang tổn thương tâm lý, cảm thấy lo sợ hay hoảng loạn mỗi khi có ai nhắc đến hoặc có một sự kiện gợi nhớ đến quá khứ.

Người mắc hội chứng ám ảnh quá khứ cảm thấy sợ hãi và lo lắng quá mức về những điều đã qua

Người mắc hội chứng ám ảnh quá khứ thường cảm thấy sợ hãi và lo lắng quá mức về những điều đã qua

Những triệu chứng của hội chứng ám ảnh quá khứ dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng rối loạn lo âu. Tuy nhiên, hội chứng ám ảnh này chưa được công nhận là một bệnh tâm thần chính thức, mà chỉ được coi là tổn thương tâm lý do sang chấn. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng hội chứng ám ảnh quá khứ là một nhánh nhỏ của rối loạn ám ảnh sợ hãi.

Nếu như ở những bệnh nhân mắc rối loạn ám ảnh sợ hãi, nỗi sợ là những yếu tố rất đơn giản như máu, độ cao, hội chứng sợ không gian hẹp… thì trong chứng bệnh ám ảnh quá khứ, nỗi sợ đó chính là quá khứ, đặc biệt là những tổn thương tâm lý trong quá khứ.

2. Dấu hiệu cho thấy bạn bị hội chứng ám ảnh quá khứ

Nhìn chung, các chứng bệnh về tâm lý thường có biểu hiện mơ hồ và khó phân biệt với nhau. Trong bài viết hôm nay, IVIE- Bác sĩ ơi sẽ cung cấp một số dấu hiệu điển hình nhất, giúp bạn dễ dàng nhận ra hội chứng ám ảnh quá khứ. Các dấu hiệu thường gặp có thể kể đến như sau:

  • Mặc dù sự việc trong quá khứ đã xảy ra khá lâu nhưng người mắc hội chứng này luôn suy nghĩ và ám ảnh về nó.

  • Người bệnh nhớ rõ những chi tiết, cảm xúc trong sự việc đó

  • Bản thân người bệnh luôn suy nghĩ tiêu cực, ám ảnh và sợ hãi khi nhắc đến sự việc đó, đôi khi là trốn tránh mỗi khi có người khác nhắc đến.

  • Khi có bất kì sự việc nào làm liên tưởng đến sự việc trong quá khứ, người bệnh có xu hướng sợ hãi, hoảng loạn, không thể kiểm soát được hành vi và cảm xúc của mình, từ đó luôn có một nỗi sợ vô hình, khiến cho người bệnh trở nên khép mình hơn với thế giới xung quanh.

  • Sự ám ảnh này xảy ra thường xuyên, trong một thời gian dài, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và giao tiếp của người bệnh.

Dấu hiệu của hội chứng ám ảnh quá khứ có thể khó phân biệt với các chứng bệnh tâm lý khác

Dấu hiệu của hội chứng ám ảnh quá khứ thường có biểu hiện mơ hồ, khó phân biệt với các chứng bệnh tâm lý khác

Nếu bạn hoặc người xung quanh có những biểu hiện trên, rất có thể đã mắc phải hội chứng ám ảnh quá khứ. Hội chứng này có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng: Người bệnh có thể tự kiềm chế hành vi và cảm xúc của mình, tự dằn vặt khi ở một mình, hoặc biểu hiện ra bên ngoài một cách mất kiểm soát.

3. Ảnh hưởng của hội chứng ám ảnh quá khứ

Nếu như các căn bệnh thể chất mang đến những cơn đau về thể xác thì những hội chứng tâm lý cũng đem đến sự hành hạ về tinh thần của người bệnh. Cũng như các hội chứng tâm lý khác, ám ảnh quá khứ - nghe có vẻ đơn giản nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh:

  • Người bệnh ám ảnh quá mức, khiến cho tinh thần lúc nào cũng căng thẳng, buồn bã, lo sợ hay bi quan, stress nặng.

  • Người bệnh thường không thể chia sẻ về nỗi sợ này cho ai khác xung quanh, vì vậy họ thường gặm nhấm nỗi đau một mình, từ đó có xu hướng khép mình và sống hướng nội, khó hòa đồng. Nỗi sợ ấy cũng có thể ảnh hưởng lớn đến sự giao tiếp, các mối quan hệ xã hội của người bệnh.

  • Người bệnh thường có xu hướng né tránh nhắc đến quá khứ, tránh những sự kiện tương tự như nỗi ám ảnh của họ, vì vậy mà cuộc sống và công việc của họ co thể ảnh hưởng đáng kể. Ví dụ một người ám ảnh vì từng suýt bị đuối nước trong quá khứ sẽ khó có thể đi bơi, đi biển hay làm các nghề nghiệp liên quan đến nước. 

  • Nếu sự ám ảnh và nỗi sợ của người bệnh quá mức mà không được chia sẻ, đồng cảm, người bệnh có thể tự dày vò, dằn vặt mỗi ngày, từ đó mà dễ mắc phải các chứng bệnh tâm lý khác như: rối loạn lo âu hay nặng hơn là trầm cảm. Người bệnh có thể tự làm hại đến sức khỏe và tính mạng của bản thân.

Hội chứng ám ảnh quá khứ gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh

Hội chứng ám ảnh quá khứ gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh

Như vậy, chúng ta đã biết rằng hội chứng ám ảnh quá khứ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất cũng như đời sống, công việc của người bệnh.

Tổng đài tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám tại bệnh viện, phòng khám tâm lý uy tín tại Hà Nội

1900 3367

4. Cách thoát khỏi hội chứng ám ảnh quá khứ

Vậy, phải làm sao để người bệnh có thể thoát khỏi hội chứng ám ảnh quá khứ này? Sau đây là một số cách hiệu quả mà IVIE- Bác sĩ ơi chia sẻ, các bạn có thể thử áp dụng:

Buông bỏ quá khứ

Chữa bệnh phải bắt đầu đi từ nguyên nhân gốc rễ vấn đề. Điều trước nhất và cũng là quan trọng nhất mà người bệnh cần làm, đó là học cách buông bỏ được quá khứ. Để buông bỏ quá khứ không hề dễ dàng, nhưng bạn phải kiên trì, quyết tâm, dũng cảm đối mặt với nó và áp dụng các phương pháp dau đây:

Tha thứ cho bản thân và người khác

Khi xảy ra một tình huống xấu, xu hướng chung của con người là sẽ đổ lỗi cho chính bản thân mình, hoặc những người khác, như một cách “Tìm người chịu trách nhiệm cho sự việc”. Nhưng bạn cần hiểu rằng, trong cuộc sống có nhiều điều mà không ai mong muốn xảy ra, và mỗi chuyện xảy ra đều do rất nhiều yếu tố.

Vì vậy, điều bạn cần làm không phải là tự đổ lỗi hay tìm kiếm người gây ra lỗi, mà là cách khắc phục và vượt qua nó. Tha thứ cho bản thân và cho người khác cũng làm chính bạn cảm thấy thoải mái, nhẹ lòng hơn, từ đó dễ vượt qua các ám ảnh trong quá khứ hơn.

Tha thứ cho bản thân và người khác là một trong những cách thoát khỏi hội chứng ám ảnh quá khứ

Tha thứ cho bản thân và người khác là một trong những cách thoát khỏi hội chứng ám ảnh quá khứ

Chia sẻ câu chuyện với người khác

Khi có một nỗi sợ hay ám ảnh nào đó, đừng giữ cho riêng mình mà hãy chia sẻ với những người bạn thực sự tin tưởng như người thân, bạn bè, …. Điều này không chỉ khiến bạn nhẹ lòng vì được lắng nghe, được chia sẻ, mà biết đâu người đó lại có cách để giúp bạn vượt qua nỗi sợ trong quá khứ.

Có niềm tin vào hiện tại và tương lai

Quá khứ là chuyện đã xảy ra và không thể quay trở lại. Tuy nhiên hiện tại và tương lai mới là thứ ta nên hướng đến. Điều quan trọng là phải luôn cố gắng, nỗ lực để phát triển bản thân cả trong hiện tại và tương lai, chứ không phải cứ mãi sống trong quá khứ, dằn vặt và đau khổ.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Xây dựng lối sống lành mạnh cũng làm tinh thần của bạn trở nên tốt hơn. Ăn uống khoa học, tập một vài môn thể thao hay ngủ sớm, dậy sớm mỗi ngày cũng là liều thuốc hữu hiệu cho tâm hồn của bạn.

Xây dựng lối sống lành mạnh là liều thuốc hữu hiệu

Xây dựng lối sống lành mạnh là liều thuốc hữu hiệu

Cải thiện bản thân tốt đẹp hơn

Người mắc hội chứng ám ảnh quá khứ thường tự ti về bản thân và ngại thể hiện mọi thứ. Vì thế, bạn cần nỗ lực để nâng cao giá trị bản thân, xóa tan nỗi sợ và ám ảnh như một trở ngại tâm lý. Bạn có thể làm việc chăm chỉ hơn, tập trung vào công việc để quên đi nỗi sợ, hay tích cực đọc sách, tham gia các khóa học kỹ năng, không chỉ nâng cao kiến thức mà còn giúp mở rộng các mối quan hệ xã hội.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý

Nếu hội chứng ám ảnh quá khứ trở nên quá nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn thì nên đi khám để có sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý. Bạn có thể đi khám trực tiếp tại các bệnh viện hoặc khám online.

Một số địa chỉ khám bệnh uy tín như:

  • Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội;

  • Phòng khám Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội;

  • Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa: 37 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội;

Một số bác sĩ tâm lý giỏi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín

Một số bác sĩ tâm lý giỏi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín

Đặt lịch khám tâm lý tại Bệnh viện, phòng khám uy tín


Hoặc bạn có thể lựa chọn khám tâm lý online với bác sĩ giỏi sẽ giúp bạn nhận thức chính xác được vấn đề của bản thân, nhận được các lời khuyên, tư vấn và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp. 

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý các bác sĩ tâm lý online có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm dưới đây, bác sĩ được nhiều người bệnh đánh giá cao về quá trình thăm khám và hiệu quả điều trị.

 Thông qua cuộc gọi video call bác sĩ sẽ trao đổi trực tuyến và tiến hành từng bước điều trị, đây là cách điều trị hội chứng ám ảnh quá khứ được nhiều người sử dụng. Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi và đặt khám với bác sĩ tâm lý.

Tải app

Bác sĩ tâm lý online luôn đồng cảm với người bệnh

Khám tâm lý online, liệu pháp điều trị tại nhà

Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về hội chứng ám ảnh quá khứ. IVIE- Bác sĩ ơi hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Cùng IVIE- Bác sĩ ơi bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng như cộng đồng, bạn nhé!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 20/04/2023 - Cập nhật 20/04/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

15+ Dấu hiệu trầm cảm không nên xem thường

15+ Dấu hiệu trầm cảm không nên xem thường

Trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý tương đối phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người còn không phân biệt được trầm cảm với cảm xúc buồn bã thông...

15/08/2023

684 Lượt xem

9 Phút đọc

13+ Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nữ giới và cách điều trị

13+ Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nữ giới và cách điều trị

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO, hiện nay có khoảng 300 triệu người mắc bệnh trầm cảm. Trầm cảm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ, tuy...

15/08/2023

903 Lượt xem

11 Phút đọc

Trầm cảm ở tuổi dậy thì? Vì đâu dẫn đến tự tử ở trẻ em?

Trầm cảm ở tuổi dậy thì? Vì đâu dẫn đến tự tử ở trẻ em?

Ngày này, trầm cảm đang dần trở thành một chứng bệnh tâm lý có tỷ lệ mắc cao. Đặc biệt, độ tuổi mắc trầm cảm ngày càng giảm và có thể xuất hiện ở cả trẻ em,...

11/08/2023

437 Lượt xem

10 Phút đọc

20+ Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần chữa trị ngay

20+ Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần chữa trị ngay

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm lý ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, trầm cảm có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi, gặp nhiều ở đối tượng học...

07/08/2023

2028 Lượt xem

8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG