Nội dung chính
  • 1. Bệnh beta thalassemia là gì?
  • 2. Bệnh beta thalassemia ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh như thế nào?
  • 3. Phân loại các thê bệnh beta thalassemia?
  • 4. Ai có nguy cơ mắc bệnh beta thalassemia?
  • 5. Tuổi thọ của người bị bệnh beta thalassemia là bao nhiêu?
Nội dung chính
  • 1. Bệnh beta thalassemia là gì?
  • 2. Bệnh beta thalassemia ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh như thế nào?
  • 3. Phân loại các thê bệnh beta thalassemia?
  • 4. Ai có nguy cơ mắc bệnh beta thalassemia?
  • 5. Tuổi thọ của người bị bệnh beta thalassemia là bao nhiêu?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phân loại bệnh beta thalassemia

Tham vấn y khoa:
BSPhạm Thị Quỳnh Nga
Tư vấn di truyền
Beta thalassemia là một rối loạn máu di truyền làm giảm khả năng tạo ra chuỗi  beta-globin của cơ thể. Beta-globin là một loại protein quan trọng và cần thiết để tạo ra hemoglobin và các tế bào hồng cầu. Beta thalassemia có thể gây ra các triệu chứng thiếu máu. Các loại beta thalassemia bao gồm beta thalassemia thể nặng, beta thalassemia thể trung gian và beta thalassemia thể nhẹ.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh beta thalassemia là gì?
  • 2. Bệnh beta thalassemia ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh như thế nào?
  • 3. Phân loại các thê bệnh beta thalassemia?
  • 4. Ai có nguy cơ mắc bệnh beta thalassemia?
  • 5. Tuổi thọ của người bị bệnh beta thalassemia là bao nhiêu?

1. Bệnh beta thalassemia là gì?

Beta thalassemia là một bệnh rối loạn máu do giảm khả năng tạo hemoglobin của cơ thể. Hemoglobin là một loại protein chứa sắt, là thành phần chính trong các tế bào hồng cầu. Hemoglobin giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến các tế bào và mô của cơ thể. Các tế bào sử dụng oxy mà chúng nhận được từ các tế bào hồng cầu để tạo ra năng lượng và duy trì sự sống.

Có 2 loại thalassemia là beta thalassemia và alpha thalassemia và cả hai bệnh này đều liên quan đến đột biến gen mã hoá tạo ra hemoglobin làm thay đổi thành phần số lượng và cấu trúc của phân tử hemoglobin. Beta thalassemia gây nên do giảm tổng hợp chuỗi beta-globin trong phân tử  hemoglobin.

Beta thalassemia là một bệnh rối loạn máu

Beta thalassemia là một bệnh rối loạn máu

2. Bệnh beta thalassemia ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh như thế nào?

Giảm sản xuất chuỗi beta-globin làm tổn thương các tế bào hồng cầu, dẫn đến hiện tượng tan máu. Nếu cơ thể không thể tạo ra đủ tế bào hồng cầu mới để thay thế những tế bào bị vỡ sẽ dẫn đến thiếu máu. Các triệu chứng của thiếu máu xảy ra khi không có đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể khiến chúng bị thiếu oxy.

Các triệu chứng thiếu máu liên quan đến bệnh beta thalassemia có thể từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin của bệnh nhn thấp như thế nào.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám di truyền tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

Triệu chứng thiếu máu liên quan đến bệnh beta thalassemia có thể từ nhẹ đến nặng

Triệu chứng thiếu máu liên quan đến bệnh beta thalassemia có thể từ nhẹ đến nặng

3. Phân loại các thê bệnh beta thalassemia?

Số lượng gen đột biến và vị trí của đột biến sẽ quyết định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số đột biến làm cho cơ thể không thể sản xuất beta-globin (bệnh Β0 thalassemia). Các đột biến khác gây ra giảm sản xuất beta-globin (bệnh Β+ thalassemia).

Các thể bệnh beta thalassemia bao gồm.

  • Bệnh beta thalassemia thể nặng (thiếu máu Cooley’s) là loại bệnh beta thalassemia nghiêm trọng nhất do hai gen beta-globin bị đột biến. Beta thalassemia thể nặng còn được gọi là “bệnh thalassemia phụ thuộc vào truyền máu” vì những người mắc thể này cần được truyền máu suốt đời.
  • Beta thalassemia thể trung gian có thể gây ra các triệu chứng thiếu máu nhẹ đến trung bình. Nó cũng liên quan đến việc có hai gen beta-globin bị đột biến. Bệnh nhân có thể sẽ không cần truyền máu suốt đời với bệnh beta thalassemia thể trung gian.
  • Bệnh beta thalassemia thể nhẹ thường gây ra các triệu chứng thiếu máu nhẹ. Nó liên quan đến việc có một gen beta-globin bị đột biến. Một số người mắc bệnh beta thalassemia thể nhẹ hoàn toàn không có triệu chứng

Phân loại các thê bệnh beta thalassemia

Phân loại các thê bệnh beta thalassemia

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bệnh lý di truyền khác để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

4. Ai có nguy cơ mắc bệnh beta thalassemia?

Beta thalassemia là một rối loạn di truyền. Cha mẹ truyền đột biến gen cho con của họ. Hầu hết những người mắc bệnh beta thalassemia sống ở Châu Phi, khu vực Địa Trung Hải, Trung Đông, Ấn Độ và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Với sự di cư toàn cầu, các trường hợp mắc bệnh beta thalassemia đã gia tăng ở Bắc Âu và Bắc Mỹ.

5. Tuổi thọ của người bị bệnh beta thalassemia là bao nhiêu?

Có thể điều trị bệnh beta thalassemia. Với các thể beta thalassemia nhẹ và trung gian, bệnh nhân có thể có tuổi thọ ở mức trung bình so với quần thể chung nếu tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Beta thalassemia thể nặng có thể làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân. Nguyên nhân tử vong phổ biến nhất là suy tim do ứ sắt.

Để được tư vấn rõ ràng hơn, bạn hãy tới các cơ sở y tế uy tín hoặc đặt lịch khám ngay tại IVIE - Bác sĩ ơi để được IVIE - Bác sĩ ơi kết nối với các bác sĩ đầu ngành về di truyền học.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/10/2022 - Cập nhật 11/11/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh tăng cholesterole máu có tính gia đình: Nguyên...

Bệnh tăng cholesterole máu có tính gia đình: Nguyên...

Tăng cholesterol máu có tính gia đình là một bệnh lý di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở độ tuổi trẻ hơn bình thường. Đây là bệnh di truyền tim...

07/01/2023

980 Lượt xem

4 Phút đọc

Bạch tạng: những điều cần biết

Bạch tạng: những điều cần biết

Bạch tạng là một rối loạn di truyền hiếm gặp do đột biến của một số gen quy định tổng hợp melanin. Melanin kiểm soát sắc tố (màu) của da, mắt và tóc. Những...

07/01/2023

675 Lượt xem

4 Phút đọc

Ung thư vú di truyền: những ai cần được xét nghiệm gen

Ung thư vú di truyền: những ai cần được xét nghiệm gen

Ung thư vú là căn bệnh ung thư hay gặp nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới. Bên cạnh việc sàng lọc thường xuyên bằng các phương pháp như tự khám tại nhà, siêu âm, ...

07/01/2023

695 Lượt xem

3 Phút đọc

Ung thư vú di truyền: nguyên nhân gây bệnh là gì?

Ung thư vú di truyền: nguyên nhân gây bệnh là gì?

Ung thư vú là căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ và chiếm tỉ lệ tử vong cao trong số các bệnh lí ung thư trên toàn thế giới. Ung thư vú gây ra bởi nhiều yếu tố...

30/12/2022

526 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG