Bướu giáp chắc hẳn không còn là một thuật ngữ y học xa lạ đối với tất cả chúng ta. Nó được biết đến như một căn bệnh ở nữ giới khi mà tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới xấp xỉ 3 lần. Bài viết lần này với chủ đề “tất tần tật về bướu giáp nhân thùy phải”, ISOFHCARE xin gửi đến cả quý độc giả nam nữ gần xa.
1. Bướu giáp nhân thùy phải là gì?
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất của cơ thể. Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, có hình dạng như con bươm bướm gồm hai thùy: Thùy phải và thùy trái.
Bướu giáp nhân thùy phải là tình trạng thùy phải của tuyến giáp xuất hiện một hoặc nhiều khối u (gọi là nhân giáp). Nhân giáp này có thể là lành tính hoặc ác tính. Cần lưu ý rằng, khối u lành tính có thể tăng kích thước và chèn ép và đường hô hấp, thực quản nhưng hầu như không chuyển hóa thành khối u ác tính (ung thư tuyến giáp).
2. Bướu giáp nhân thùy phải có nguy không?
Như đã nhắc đến ở trên, bướu giáp nhân thùy có thực sự nguy hiểm hay không tùy thuộc vào tính chất của khối u: Là lành tính hay ác tính. Phần lớn bướu giáp nhân thùy là lành tính, tỉ lệ ác tính (ung thư tuyến giáp) khoảng 5%.
Bệnh lý tuyến giáp hay u tuyến giáp (kể cả u lành và u ác tính) có mức độ tiên lượng cao và dễ dàng điều trị hơn so với nhiều loại u khác trong cơ thể. Chính vì vậy, người mắc bệnh nên chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các y bác sĩ để nhanh chóng cải thiện sức khỏe bản thân.
Một số yếu tố nguy cơ gợi ý có khối u ác tính ở bướu giáp mà chúng ta cần lưu ý để thăm khám định kỳ tránh u phát triển và di căn (nếu có):
- Đã từng chiếu xạ vùng cổ.
- Có tiền sử ung thư biểu mô tuyến giáp.
- Sờ thấy nhân giáp là một nốt sần cứng, cứng, khối sưng không di động.
- Sờ thấy hạch trong vùng cổ.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt tư vấn y tế từ xa với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!
3. Chẩn đoán bệnh bướu giáp nhân thùy như thế nào?
Cũng giống như trong bệnh bướu giáp nhân thùy trái, bướu giáp nhân thùy phải được chẩn đoán dựa trên:
a. Khám lâm sàng
Mục đích là đánh giá được nhân giáp ác tính hay lành tính dựa vào từng đặc điểm của nhân, kích thước, tính xâm lấn, khả năng gây rối loạn chức năng nội tiết của tuyến giáp.
- Nhìn: Có sưng hay không, nếu sưng thì kích thước là bao nhiêu? Màu sắc của khối sưng lồi có khác với phần xung quanh không?
- Sờ: Động tác sờ giúp bác sĩ Nội tiết đánh giá được tính chất của khối u là mềm hay rắn chắc, có di động hay không…
U ác tính: Nhân giáp là một nốt sần cứng, không di động khi sờ nắn.
U lành tính: Nhân giáp mềm, mịn và có tính di động.
b. Xét nghiệm cận lâm sàng ưu tiên
Siêu âm tuyến giáp:
Là xét nghiệm thường được chỉ định để xác định chính xác vị trí của khối u, số lượng một hay nhiều u và kích thước của nó. Siêu âm đặc biệt có ích trong chẩn đoán bệnh bướu giáp nhân thùy phải.
Với sự cải tiến của các loại đầu dò và đa dạng bước sóng dùng trong siêu âm mà nó rất nhạy trong việc xác định kích thước và số lượng nhân tuyến giáp. Tuy vậy, siêu âm vẫn còn hạn chế khi cần phân biệt một nhân lành tính với một nhân ác tính. Tuy nhiên, kết hợp giữa siêu âm độ phân giải cao với siêu âm Doppler và chụp xạ hình, đây là cách thức hữu ích trong sàng lọc các nhân tuyến giáp liệu có phải là u ác tính.
Bên cạnh đó, siêu âm sẽ còn được sử dụng để hướng dẫn chọc hút tuyến giáp bằng cách chọc kim, lấy tế bào và làm sinh thiết tuyến giáp.
Xét nghiệm máu để đánh giá các chỉ số hormon giáp:
- Đánh giá nồng độ hormon tuyến giáp TSH.
- Nồng độ thyroxin (T4)
- Triiodothyronine (T3)
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) và cộng hưởng từ cũng được cân nhắc sử dụng trong một số trường hợp cần chẩn đoán cũng như can thiệp điều trị.
4. Phương pháp điều trị bướu giáp nhân thùy được áp dụng hiện nay
Điều trị bệnh bướu giáp nhân thùy phải bao gồm:
a. Bướu giáp nhân thùy phải lành tính
Nếu nhân giáp lành tính và có kích thước nhỏ, người bệnh có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc chưa cần điều trị (tùy theo tình trạng bệnh và đánh giá của bác sĩ). Người bệnh cần tái khám, siêu âm định kỳ 3 - 6 tháng để kiểm tra kích thước và số lượng nhân giáp.
Nếu bướu giáp nhân thùy phải là lành tính nhưng có kích thước lớn và chèn ép tổ chức xung quanh khiến người bệnh gặp khó khăn khi nuốt, thở,... thì có thể phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
b. Bướu giáp nhân thùy phải ác tính
Nhân giáp ác tính hay còn gọi là ung thư tuyến giáp (hay gặp nhất là ung thư biểu mô tuyến giáp) cần phải phẫu thuật cắt bỏ một phần thùy phải hoặc toàn phần tuyến giáp.
Sau khi cắt bỏ tuyến giáp (tùy theo kích thước) mà có thể áp dụng liệu pháp iod phóng xạ và dùng hormon giáp thay thế để đảm bảo hoạt động nội tiết của cơ thể diễn ra ổn định. Phẫu thuật cắt bỏ bướu giáp có tỉ lệ thành công và khả năng hồi phục là khá cao nếu được can thiệp đúng cách và kịp thời.
5. Theo dõi diễn tiến của bướu giáp nhân thùy phải
Người mắc bệnh bướu giáp nhân thùy phải cần phải tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ trong cả hai trường hợp nhân giáp lành tính và ác tính. Các nhân giáp lành tính vẫn cần phải được theo dõi lâu dài vì nguy cơ kết quả âm tính giả sau sinh thiết ban đầu là khoảng 5%. Theo đó, nếu không thấy bướu giáp nhân thuỳ phải tăng kích thước, khoảng thời gian cần theo dõi là từ 3 đến 5 năm.
Đối với bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, cũng cần phải theo dõi và thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt để tránh những biến chứng đáng tiếc.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin thật sự hữu ích. Hiện nay, để phòng chống dịch, nhiều bệnh viện trên toàn quốc đã có những chính sách hạn chế bệnh nhân đến khám và chữa bệnh. Chính vì vậy, phương pháp hỗ trợ tư vấn trực tuyến, kết nối y bác sĩ và bệnh nhân ngay tại nhà trở nên cực kỳ hữu ích hiện nay. Ngay khi có các dấu hiệu kể trên, xin hãy liên hệ với chúng tôi qua website: IVIE - Bác sĩ ơi hoặc tải app IVIE - Bác sĩ ơi ngay trên chiếc điện thoại cầm tay.
IVIE - Bác sĩ ơi tự hào là một ứng dụng đặt lịch thăm tư vấn y tế từ xa "Bác Sĩ Ơi", chuyên gia trong lĩnh vực kết nối bác sĩ và bệnh nhân ngay từ xa. Hãy cho chúng tôi cơ hội để được đồng hành cùng bạn trong thời kỳ khó khăn này, bạn nhé.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.